Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao.

Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa lý lớp 6

Câu 1: Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp?

Vai trò của công nghiệp:

  • Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
  • Tạo ra khối lượng của cải vật chất rất lớn.
  • Trang bị tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành công nghiệp khác, góp phần phát triển nên kinh tế, nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
  • Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
  • Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, mở rộng danh mục tài nguyên thiên nhiên.
  • Thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
  • Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất lẫn tinh thần thông qua sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
  • Tạo ra nhiều sản phẩn mới → tạo việc làm, mở rộng thị trường, tăng thu nhập…

Đặc điểm của công nghiệp

a. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 6

b. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ:

  • Sản xuất công nghiệp ko đòi hỏi không gian rộng lớn.
  • Tập trung công nhân, máy móc (tư liệu sản xuất) nguyên liệu và sản phẩm.
  • Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn.

c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Phân loại: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, chia công nghiệp thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm A: công nghiệp nặng: sản xuất tư liệu sản xuất.
  • Nhóm B: công nghiệp nhẹ: sản xuất tư liệu tiêu dùng.

Câu 2: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là:

Vị trí địa lí

  • Tự nhiên: lựa chọn địa điểm
  • Kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế
  • Chính trị: hình thức tổ chức lãnh thổ

Tự nhiên (là điều kiện, tiền đề để phát triển công nghiệp)

  • Khoáng sản                Khí hậu – nước                         Đất, rừng, biển

Kinh tế – xã hội

  • Dân cư – lao động
  • Tiến bộ khoa học kĩ thuật
  • Thị trường
  • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật
  • Đường lối chính sách.

Câu 3: Thế nào là ngành dịch vụ? Hãy nêu cơ cấu, vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngành dịch vụ?

Khái niệm: Ngành dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng làm cho hàng hóa tăng thêm giá trị.

Cơ cấu: gồm 3 nhóm:

  • Dịch vụ kinh doanh: vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, …
  • Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch,…
  • Dịch vụ công: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao,…

Vai trò:

  • Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
  • Sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tạo nhiều việc làm.
  • Khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa – lịch sử và các thành tựu khoa học kĩ thuật.

Đặc điểm và xu hướng phát triển:

  • Hiện nay phát triển nhanh.
  • Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
  • Có sự tách biệt rất lớn về cơ cấu lao động tham gia trong ngành dịch vụ giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới.

  • Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, ngược lại là các nước đang phát triển.
  • Các thành phố cực lớn chính là trung tâm dịch vụ trong nên kinh tế toàn cầu.
  • Ở mỗi nước có thành phố chuyên môn hóa 1 số ngành dịch vụ.
  • Các trung tâm dịch vụ thương mại hình thành ở các thành phố.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *