Bộ đề thi HK2 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 năm 2018 – 2019

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 22 năm 2018 – 2019 gồm 7 đề thi, có cả bảng ma trận đề thi và đáp án kèm theo.

Đây là tài liệu cực kì hữu ích, giúp các em học sinh lớp 3 ôn tập thật tốt kiến thức Tiếng Việt của mình, để làm bài thi đạt kết quả cao. Đồng thời, giúp thầy cô giáo tham khảo khi ra đề thi học kì 2 cho các em. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

Đề bài

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 Đ)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Đọc bốc thăm bài trong SHDTiếng Việt 3 tập 1 và trả lời câu hỏi.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

Lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam.

Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:

– Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.

– Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày nào trong năm? (M1- 0,5đ)

A. Ngày 10 tháng 3 dương lịch

B. Ngày 10 tháng 3 âm lịch

C. Ngày 3 tháng 3 âm lịch

D. Ngày 15 tháng giêng

Câu 2: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ)

A. Những người có công với đất nước

B. Người dân Phú Thọ

C. Các đoàn thủy binh

D. Các vua Hùng

Câu 3: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M1 – 0,5đ)

A. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc

B. Nghi thức dâng hương

C. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng

D. Nghi thức rước kiệu

Câu 4: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? (M2- 0,5)

A. Phần lễ

B. Phần hội

C. Không ở phần nào

D. Cả phần lễ và phần hội.

Câu 5. Lễ hội đền Hùng đã được công nhận là ngày gì của Việt Nam? (M2 – 0,5đ)

A. Quốc giỗ của Việt Nam.

B. Ngày Quốc Khánh

C. Ngày Hội văn hóa Dân tộc

D. Ngày Tết nguên Đán

Câu 6: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? (M4- 1đ)

……………………………………

……………………………………

……………………………………

Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu: “Trên cái đất trơ cằn sỏi đá ấy, người ta chỉ trồng toàn dưa hấu và cam chua” trả lời cho câu hỏi nào? (M2 – 0,5đ)

A. Ở đâu?

B. Khi nào?

C. Vì sao?

D. Bằng gì?

Câu 8: Điền dấu câu (M3- 1đ)

a) Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng.

B) Những trò chơi dân gian như hát xoan,thi vật, thi kéo co…được diễn ra trong lễ hội Đền Hùng.

Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về một bông hoa (M3- 1đ)

………………………………

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (nghe – viết) (4 điểm – 15 phút)

Bài viết:

II. KIỂM TRA VIẾT ĐOẠN BÀI. (6 đ)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7- 10 câu) kể về một ngày hội mà em biết hoặc tham gia.

……….

Ma trận đề thi

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu,

Số điểm

Mức

1

Mức

2

Mức

3

Mức

4

Tổng
Đọc hiểu văn bản :

– Xác định được hình ảnh, nhân vật,sự việc chi tiết có trong bài đọC.

– Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa, nội dung của bài họC.

– Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọC.

– Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ những điều đã đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu 3 1 1 1 6
Số điểm 1,5 0,5 1 1 4
Kiến thức tiếng Việt :

– Tìm được một số từ ngữ đã học: từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, chỉ tình cảm…

– Tìm hoặc đặt câu theo: Câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

– Trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?

– Đặt chấm,dấu phẩy, dấu hai chấm…. vào chỗ thích hợp.

-Bước đầu nhận biết về phép nhân hóA.

– Hiểu được một số từ ngữ về mở rộng vốn từ thuộc chủ đề : Bầu trời và mặt đất, Tổ quốc và Sáng tạo….

Số câu 2 1 3
Số điểm 1 1 2
Tổng Số câu 3 3 2 1 9
Số điểm 1,5 1,5 2 1 6
STT Chủ đề Số câu,câu số, số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Đọc hiểu văn bản Số câu 03 02 01 01 6
Câu số 1,2,3 4 5 6
Số điểm 1,5đ 0,5đ
2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 01 3
Câu số 7 8 9
Số điểm 0,5đ 0,5
Tổng Số câu 03 02 01 02 01 9
1,5 1 0,5 2 1 6

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

Đề bài

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 Đ)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Đọc bốc thăm bài trong SHDTiếng Việt 3 tập 1 và trả lời câu hỏi.

II. 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

– Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

– Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng (hoặc làm theo yêu cầu):

1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? ( M1- 0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún rất sợ Cáo nhưng lại thương Gà con

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

D. Cún con chạy đi trốn.

2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? ( M1- 0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cún con đuổi Cáo đi.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

D. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? ( M1- 0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

D. Cún băng bó vết thương cho bạn.

4. Vì sao Cún cứu Gà con ( M2- 0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

D. Gà con gọi Cún tới giúp

5. Em có nhận xét gì về Cún con trong bài đọc trên: ( M3- 1đ)

………………………………

………………………………

………………………………

6. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? ( M4- 1đ)

………………………………

………………………………

………………………………

7. Bộ phận in đậm trong câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? ( M2- 0,5đ)

A. Thế nào?

B. Làm gì?

C. Là gì?

D. Để làm gì?

8. Trong câu: “ Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? ( M2- 0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật.

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

D. Dùng từ chỉ đặc điểm của người cho vật

9. Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3- 1đ)

Vịt con đáp

– Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

B. KIỂM TRA VIẾT ĐOẠN BÀI. (6 đ)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7- 10 câu) kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *