Soạn Hai đứa trẻ – Thạch Lam siêu ngắn

Soạn bài Hai đứa trẻ siêu ngắn nhất trang 94 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Thời gian từ chiều muộn đến hết đêm.

– Không gian phố chợ của huyện nghèo đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

  + Cảnh ngày tàn (tiếng trống thu không, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn,..)

  + Cảnh chợ tàn.

  + Khung cảnh phố huyện khi đêm xuống tối tăm, đơn điệu.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

– Hai chị em Liên với sạp hàng con con

– Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

– Bà cụ Thi: cất lên tiếng cười duy nhất trong truyện nhưng lại hơi điên và uống rượu.

– Những đứa trẻ nghèo: nhặt nhạnh những gì còn sót lại ở khu chợ nghèo.

– Gánh phở bác Siêu ế ẩm, bác phải gánh vào làng; gia đình bác xẩm ế khách, ngủ gục trên manh chiếu, thằng con nhỏ bò ra cát nghịch bẩn.

=> Cuộc sống nghèo khổ, tù đọng, buồn tẻ, đáng thương của những kiếp người tàn.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng của Liên trước khung cảnh phố huyện:

– Tâm trạng của Liên khi chiều tàn:

+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; bóng tối ngập đầy dần trong đôi mắt Liên.

+ Ngồi yên lặng ngắm phố huyện lúc hoàng hôn buông xuống.

+ Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Vội dọn hàng vì vâng lời mẹ dặn.

– Tâm trạng lúc đêm khuya:

+ Nhớ những kỉ niệm đẹp và cuộc sống sung túc khi còn ở Hà Nội: được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, nhớ về một vùng sáng rực.

+ Yên lặng dõi theo những mảnh đời tàn tạ xung quanh ở phố huyện.

+ Thèm phở bác Siêu nhưng không dám ăn vì đó là món quà xa xỉ.

+ Cùng em hướng lên ngắm nhìn trời sao nhưng nhanh chóng mỏi trí nghĩ và quay về mặt đất phủ đầy bóng tối.


Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Hình ảnh đoàn tàu:

 + Đây là hoạt động cuối cùng của đêm.

 + Âm thanh náo động với tiếng còi rít khi vào ga, mạnh mẽ rầm rộ đi tới.

 + Tràn ngập ánh sáng với các của kính sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, lố nhố những người…

– Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua vì:

 + Đoàn tàu đẹp đẽ, náo động, hấp dẫn.

 + Sâu xa hơn, đoàn tàu gợi đến một thế giới khác vui vẻ, hạnh phúc, giàu có, khác hẳn với cuộc sống tù đọng, buồn tẻ và nghèo nàn ở phố huyện.

 + Đoàn tàu là hi vọng và là giấc mơ của hai chị em Liên và An.

Câu 5:

Trả lời câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:

– Truyện đậm chất trữ tình, truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi giàu chất thơ và lấp lánh tình người.

– Nghệ thuật đối lập (giữa ánh sáng và bóng tối), nhiều chi tiết đắt giá, hình ảnh biểu tượng.

– Giọng văn nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ nhưng thấm thía, đầy yêu thương.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Truyện ngắn Hai đứa trẻ thấm đẫm tư tưởng nhân đạo:

– Xót thương những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh.

– Cảm thông, trân trọng mong ước của những con người nghèo khổ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

– Những kiếp người nhỏ bé rất dễ bị xã hội lãng quên => Hãy quan tâm đến họ

LUYỆN TẬP

Câu 1: (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)”

– Ấn tượng với nhân vật Liên, đặc biệt qua chi tiết: “Liến thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”.

=> Liên vẫn chỉ là một cô bé, nhưng Liên lại vô cùng đôn hậu và giàu lòng yêu thương.

Câu 2: (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

– Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

– Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng, trữ tình.

– Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản ánh sáng – bóng tối trong miêu tả.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

– Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.


Bố cục

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

– Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Cuộc sống phố huyện khi đêm đến

– Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện

ND chính

– Cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám

– Niềm cảm thông, thương xót, trân trọng của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ

Chia sẻ: Tailieuhay.net


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *