Soạn văn siêu ngắn: Hầu trời

Soạn bài Hầu trời siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Câu 1: (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

* Phân tích khổ thơ đầu:

– Kể chuyện một giấc mơ kì thú: được lên tiên.

– Nhấn mạnh cảm giác chân thật, sảng khoái, thích thú, vui sướng: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! / Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.   

– Nhà thơ cũng không khẳng định được là mơ hay là thật: chẳng biết có hay không.

– Nghệ thuật: điệp từ “thật” (4 lần), lời thơ dẫn dắt tự nhiên, giàu cảm xúc.

=> Cách vào đề của bài thơ gợi màu sắc nửa hư nửa thực về câu chuyện tác giả sắp kể khiến người đọc cảm thấy tò mò và bị lôi cuốn.

Câu 2:

Câu 2: (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

Câu chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên:

* Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

– Thái độ và tâm trạng của thi sĩ:

  + Thi sĩ đọc thơ một cách cao hứng, say sưa, nhiệt tình: Đọc hết văn vần…/…/Văn dài hơi tốt ran cung mây.

  + Tâm trạng, cảm xúc: vui sướng, tự hào, hãnh diện.

  + Đường hoàng, dõng dạc tự xưng tên tuổi trước Trời và chư tiên.

– Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe thơ văn Tản Đà:

  + Xúc động, tán thưởng, hâm mộ.

  + Ham thích, trân trọng.

  + Trời ghi nhận tài năng của Tản Đà qua lời khen ngợi.

=> Cá tính nhà thơ: ngông, bản lĩnh, tài năng. Cốt lõi của cá tính Tản Đà là cái tôi tự biểu hiện, tự ý thức cao về tài năng và giá trị đích thực của mình.

=> Giọng kể của tác giả: vừa uyển chuyển, phong phú, đa dạng vừa hóm hỉnh, ngông nghênh, tự đắc.

Câu 3:

Câu 3: (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

* Đoạn thơ mang màu sắc hiện thực: 

– Từ câu Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó  đến câu Biết làm có được mà dám theo.

– Ý nghĩa của đoạn thơ:

  + Phản ánh chân thực, không giấu giếm cảnh sống nghèo khó, túng quẫn của những nghệ sĩ theo đuổi nghề văn chương như Tản Đà (thước đất cũng không có, làm mãi quanh năm chả đủ tiêu, lo ăn lo mặc hết ngày tháng…).

  + Thực tế, văn chương và nghề văn chưa được coi trọng tương xứng với giá trị.

  + Cái khó của người nghệ sĩ khi vừa phải gánh vác sứ mệnh truyền bá “thiên lương” nặng nề vừa phải chống chọi với cuộc sống mưu sinh khốn khó.

– Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực hài hòa, đan xen:

  + Bài thơ vừa có nguồn cảm hứng thơ ca, nguồn cảm hứng biểu hiện cái tôi cá nhân dạt dào, bay bổng.

  + Vừa có nỗi xót xa cho hiện thực, cho thân phận của người nghệ sĩ.

Câu 4:

Câu 4: (trang 17 SGK Ngữ Văn 11 tập 2)

* Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

– Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do trong bày tỏ mạch cảm xúc.

– Giọng điệu thơ thoải mái, tự nhiên.

– Ngôn ngữ giản dị mà sống động; cách kể chuyện duyên dáng, hóm hỉnh.

– Cảm xúc tự do, phóng túng.

LUYỆN TẬP

Câu 1: (trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Cách xưng danh của tác giả:

            – “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa

              Con tên Khắc Hiếu học là Nguyễn

 Quê ở Á Châu về Địa cầu

            Sông Đà núi Tản nước Việt Nam”

– Tác giả đã tâu trình rõ ràng về họ tên, xuất xứ của mình cho Trời nghe.

– Có một nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước đấng trí tôn, nhưng điều đáng nói hơn hết vẫn là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc của nhà thơ.

– Cách nói của nhà thơ không chỉ là cách nói của ý thức cá nhân, của cái ngông mà còn chứa đựng một thái độ tự tôn dân tộc, một tình cảm yêu nước đáng quý.

– Những trường hợp xưng danh trong thơ thời văn học trung đại: Mời trầu – Hồ Xuân Hương,  Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du, Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ

Câu 2: (trang 17 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– “Ngông” chỉ sự khác thường. “Ngông” trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.

– Trong bài Hầu Trời, cái ngông của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:

+ Tự cho mình văn

+ Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên.

+ Xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

+ Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả

+ Ngoài ra, việc nhà thơ bịa ra chuyện hầu Trời.

– Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,… đều ngông. 

 

Bố cục và ND chính

Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ “Đêm qua … lạ lùng”: Giới thiệu về câu chuyện.

– Phần 2: “Chủ tiên … chợ trời”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

– Phần 3: “Trời lại phê cho… sương tuyết”: Thi nhân trò chuyện với trời.

Nội dung chính:

– Bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa và cái tôi cô đơn, bế tắc trước thời cuộc.

– Có thể thấy nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *