Lời của Từ nói với Kiều không giống lời của người yêu với người yêu, không hẳn của người chồng với người vợ mà đó là lời của một trang anh hùng với người “tâm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiện lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán
a. Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khi, lòng quyết tâm của Từ là không gì lay chuyển. Việc ra đi của Từ là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu cho nên phải miêu tả trước và miêu tả một cách ước lệ. Còn việc xin theo của Kiều, tuy rất quan trọng với cuộc đời Kiều, nhưng so với người anh hùng, thì đó chỉ là công việc “nữ nhi thường tình”. Cho nên, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng rong” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều vì mục đích miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn này là muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.
b. Từ Hải nói gì với Kiều và lời của Từ bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng như thế nào?
Giải thích các từ cổ: “Tâm phúc tương tri”, “nữ nhi thường tình”, “tinh binh”, “bóng tinh”, “nghi gia” (xem SGK).
+ Khái quát lời Từ Hải nói với Kiều: Giải thích lí do không thể đem nàng theo và hứa hẹn ngày trở về.
+ Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tính rợp đường”, “bốn bể không nhà”
Lời của Từ nói với Kiều không giống lời của người yêu với người yêu, không hẳn của người chồng với người vợ mà đó là lời của một trang anh hùng với người “tâm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiện lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán.
Chia sẻ: Tailieuhay.net