Hàn Mạc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế.
Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mạc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mac Tử bệnh bèn gởi vào tặng Hàn Mạc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.
Chủ đề
Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kin đáo gởi gắm tình yêu quê hương xứ sở.
Phân tích
Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.
Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.
Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.
Khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.
Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cũng lay lắt buồn, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.
Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mạc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:
Trăng nằm sóng soài, trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(Bẽn lẽn)
Câu phiếm định: “thuyền ai?’’, rồi lại “bến sông trăng”. Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mạc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam’’ : “Vườn thơ của người rộng rỉnh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.
Khổ cuối: Cảnh vật, con người đều chìm sâu vào mộng ảo.
Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng (mơ khách đường xa). Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác (trắng quá nhìn không ra, mờ nhân ảnh). Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.
Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà thơ vẫn cứ âm thầm muốn gởi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:
Ai biết tình ai có đậm đà?
Ta chưa thể quyết rằng câu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mạc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mạc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.
Hàn Mạc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dấu ấn thơ Hàn Mạc Tử là dấu ấn của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát khao yêu và sống.
Hàn Mạc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế. Hàn Mạc Tử không sinh ra ở Huế. Thi nhân đến rồi lại đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm đẹp khó phôi pha.
Cũng như các bài thơ trữ tình khác, mạch cảm xúc bao giờ cũng thuộc về chủ thể trữ tình. Riêng Hàn Mạc Tử, mầm li biệt dường như là một ám ảnh khôn nguôi trong thơ ông. Phải chăng vì căn bệnh ngặt nghèo nên tất cả như phân chia thành hai vùng sáng – tối, đôi mảnh tâm trạng nhưng đều đựng sự chi phối của một dự cảm, một thực tiễn mất mát – chia lìa. Có lẽ “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng không phải là ngoại lệ?
Chia sẻ: Tailieuhay.net