Ôn tập và bồi dưỡng Toán lớp 6 phần Hình học với các bài tập thuộc chuyên đề trung điểm của đoạn thẳng.
Bài toán 1 : Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AM = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB.
Bài toán 2 : Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết ON = 7cm. Tính độ dài đoạn thẳng OM.
Bài toán 3 : Vẽ đoạn thẳng AB = 18cm có O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính OA và OB.
Bài toán 4 : Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết MN = 20cm. Tính IM và IN.
Bài toán 5 : Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết OA = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Bài toán 6 : Trên đường thẳng xy lấy hai điểm A và B. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết AM = 12cm. Tính MA và MB.
Bài toán 7 : Lấy đoạn thẳng AB = 15cm trên đường thẳng xy. Lấy điểm O sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AO. Tính BO ; AO.
Bài toán 8 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = OB. Điểm O là gì của đoạn thẳng AB.
Bài toán 9 : Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự sao cho AB = BC.
a) Điểm B là gì của đoạn thẳng AC.
b) Cho AC = 24cm. Tính độ dài của BA, BC.
Bài toán 10 : Trên tia Ox lấy đoạn OA = 11cm. Lấy điểm B trên tia đối của tia Ox sao cho OB = OA.
a) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Tính độ dài AB.
Bài toán 11 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = OB và AB = 15cm.
a) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Tính độ dài của OA và OB.
Bài toán 12 : Vẽ đoan AB = 30cm có điểm O nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2AO.
a) Chứng minh OA = OB.
b) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) Tính độ dài của OA và OB.
Bài toán 13 : Vẽ đoạn AB = 30cm có điểm O nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2AO.
a) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Tính độ dài của OA và OB.
Bài toán 14 : Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B sao cho AM = $ displaystyle frac{1}{2}$ AB.
a) Chứng minh MA = MB.
b) Điểm M là gì của đoạn thẳng AB.
c) Biết AB = 40cm. Tính MA, MB.
Bài toán 15 : Cho đoạn thẳng AB và điểm I thuộc AB sao cho AI = $ displaystyle frac{1}{2}$ AB.
a) chứng minh IA = IB.
b) Điểm I là gì của đoạn thẳng AB.
c) Tính IA, IB biết AB = 32cm.
Bài toán 16 : Lấy ba điểm A, B, C trên đường thẳng xy theo thứ tự ấy sao cho AB = 5cm, AC = 20cm.
a) Tính độ dài BC.
b) Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính OB, OC.
Bài toán 17 : Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C sao cho AB = 7cm ; BC = 5cm ; AC = 12cm.
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Gọi M là trung điểm của AB. Tính MA.
Bài toán 18 : Lấy hai điểm M và N trên đường thẳng xy và O là trung điểm của đoạn thẳng MN.
a) Tính OM và ON biết MN = 8cm.
b) Lấy A thuộc xy sao cho NA = 4cm và MA = 12cm. Trong ba điểm N, A, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Bài toán 19 : Lấy ba điểm A, B, C trên đường thẳng xy sao cho AB = 20cm ; AC = 6cm và BC = 14cm.
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Gọi M là trung điểm của AC. Tính MC.
c) Gọi N là trung điểm của đoạn thẳng CB. Tính CN.
Bài toán 20 : Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C sao cho AB = 24cm ; AC = 8cm ; BC = 16cm.
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Lấy điểm M thuộc xy sao cho A là trung điểm của BM. Tính BM và AM.