BÀI TẬP TUẦN 26: Đồ thị hàm số $ y=a{{x}^{2}}left( ane 0 right)$ – Đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp.
Bài 1: Cho hàm số $ y=0,5{{x}^{2}}$
a) Vẽ đồ thị hàm số
b) Trong các điểm sau đây, điểm nào thuộc đồ thị hàm số, điểm nào không thuộc đồ thị hàm số: A(1; 0,5) ; B(3; 4), C(2; 2), D(3; 6)?
Bài 2: Cho hàm số $ y=a{{x}^{2}}$
a) Tìm a biết rằng đồ thị hàm số đi qua $ Aleft( sqrt{3};3 right)$. Vẽ đồ thị hàm số với giá trị của a vừa tìm được.
b) Biết $ Bleft( -sqrt{3};3 right)$ là một điểm thuộc đồ thị nói trong câu a), O là gốc tọa độ. Tam giác OAB là tam giác gì? Vì sao?
Bài 3: Cho hàm số $ y=-2{{x}^{2}}$
a) Tìm các điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ bằng -16.
b) Tìm các điểm thuộc đồ thị hàm số cách đều hai trục tọa độ.
c) Tìm các điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ gấp 4 lần hoành độ.
Bài 4: Cho (P): $ y={{x}^{2}}$ và $ Aleft( 3;0 right)$
a) Vẽ (P)
b) Dùng đồ thị, tìm giá trị của m để phương trình $ sqrt{{{x}^{4}}}-m=0$ có hai nghiệm phân biệt
c) Tìm trên (P) một điểm M sao cho MA nhỏ nhất. Tính giá trị đó của MA.
Bài 5: Cho hàm số $ y=left( left| m-2 right|-3 right){{x}^{2}}$
a) Tìm m để hàm số nghịch biến khi x <0
b) Vẽ đồ thị hàm số khi $ m=frac{-3}{2}$. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số khi $ xin left[ -2;3 right]$.
Bài 6: Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B nằm trên (O). Các tiếp tuyến tại A, B của (O) cắt nhau tại M. Đường vuông góc với OA tại O cắt MB tại C. Chứng minh:
a) Tứ giác OAMB nội tiếp
b) CM =CO
Bài 7: Cho hình thanh ABCD (AB // CD) nội tiếp đường tròn ( O; R), AC cắt BD tại I. Biết sđ $ oversetfrown{AB}={{60}^{0}}$, sđ $ oversetfrown{CD}={{120}^{0}}$
a) CMR: tam giác IAB vuông cân
b) Tính diện tích các tam giác IAB, tam giác ICD theo R.
c) Kẻ IH vuông góc với AD. Tính HI theo R.
Bài 8: Cho đường tròn (O). Vẽ hai dây AB và AC vuông góc với nhau. Vẽ các bán kính OD và OE lần lượt vuông góc với AB và AC. Gọi I là giao điểm của BE và CD. Chúng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Bài 9: Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp (O). Gọi H, K lần lượt là trung điểm của AE và CD. Chứng minh:
a) $ Delta OHB=Delta CKB$
b) Tam giác BHK là tam giác đều.
Bài 10: Tam giác ABC nội tiếp (O). Biết $ widehat{A}=alpha <{{90}^{0}}$. Tính độ dài BC theo R và $ alpha $