Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Từ khi mọc lên cho tới lúc xòe cánh phô màu tím biếc, hình như ta được chứng kiến sự sinh thành của bông hoa – tín hiệu mùa xuân. Rồi tín hiệu màu sắc được phụ hoạ thêm bởi tín hiệu âm thanh vang trời của những tiếng chim chiền chiện.

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

– Vị trí và nội dung khổ thơ: khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, nói về vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên khi đất trời vào xuân.

2. Thân bài

 Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

– Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

   + Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

   + Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

   + Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

– Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

   + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

   + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người. Đoạn thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

3. Kết bài

– Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

– Thiên nhiên trữ tình, tinh khôi đã góp phần làm giàu thêm cho vẻ đẹp của đất nước.

– Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1     

       Gợi hứng thú từ thơ mùa xuân là một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Nhà thơ viết:

                       “Mọc giữa dòng sông xanh

                       Một bông hoa tím biếc”

       Từ khi mọc lên cho tới lúc xòe cánh phô màu tím biếc, hình như ta được chứng kiến sự sinh thành của bông hoa – tín hiệu mùa xuân. Rồi tín hiệu màu sắc được phụ hoạ thêm bởi tín hiệu âm thanh “vang trời” của những tiếng chim chiền chiện. Âm thanh đặc biệt của tiếng chim “mang một mảnh vườn của đất đai vườn tược” (Xuân Diệu) như được ngưng, được đọng thành từng giọt long lanh. Phải chăng đó chỉ là những gỉọt âm thanh, hay đó là những giọt mùa xuân. Khó mà phân biệt rạch ròi, nhưng màu tím biếc, những âm thanh náo nức rộn ràng và những giọt mưa – âm thanh long lanh đã báo hiệu rằng mùa xuân đến. Xuân của đất trời, của thiên nhiên đã đến. Khi ấy xuân của đất trời hoà với mùa xuân của con người hốì hả, xôn xao. Mùa xuân của hoa, của chim, nhưng mùa xuân còn của cây cỏ với màu sắc đặc trưng: màu xanh lộc biếc. Mùa xuân gắn liền với những con người vất vả gian lao nhất, nhưng họ cũng vinh quang nhất vì họ mang trên mình mùa xuân, họ làm ra mùa xuân.

                       “Mùa xuân người cầm súng

                       Lộc dắt đầy trên lưng

                       Mùa xuân người ra đồng

                       Lộc trải dài nương lúa”

       Chắc không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn người cầm súng và người ra đồng. Vấn đề không phải chi vì họ vất vả nhất, mà vì họ đại diện cho hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước: sản xuất và chiến đấu – xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; họ còn là đại diện của tiền tuyến và hậu phương. Những người chiến đấu, những người sản xuất làm thành giai điệu chính trong bản hợp xướng mùa xuân. Mùa xuân lớn của đất trời, của dân tộc.

       Nhưng điều làm nên nét độc đáo của bài thơ, làm cho nó không lẫn vào các bài thơ xuân vốn có một số lượng kỉ lục trong thơ ca xưa nay chính là mùa xuân nho nhỏ, mùa xuân riêng trong hai khổ thơ này:

                       “Ta làm con chim hót

                       Ta làm một cành hoa

                       Ta nhập vào hoà ca

                       Một nốt trầm xao xuyến

                       Một mùa xuân nho nhỏ

                       Lặng lẽ. dông cho đời

                       Dù lá tuổi hai mươi

                       Dù là khi tóc bạc”

       Nếu khi bắt đầu vào bài, nhà thơ xưng tôi (Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng) thì ở đây tác giả đã chuyển sang xưng ta. Hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên. Với chữ “ta” vừa là số ít lại vừa là số nhiều, tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cụ thể, cá thể, đồng thời lại nói được cái khái quát, cái chung. Đây là tâm sư, là quan niêm, là phương châm sống và làm việc của nhà thơ, hay cũng là của những con người chân chính? Đây là ước vọng của một con người từ khi vào đời ở tuổi hai mươi cho đến khi sắp từ biệt cõi đời với mái đầu tóc bạc, hay cũng là ước vọng của mọi lớp người từ trẻ tới già? Nói chuyện riêng của mình và cũng là nói cho tất cả mọi người cứ tự nhiên như thế vì trước hết nhà thơ đã làm một nốt trầm, làm mùa xuân nho nhỏ rất khiêm nhường; tác giả đã “Đứng vào điều cao thượng của cả một nhân loại vô danh” (Vũ Quần Phương).

       Song khổ thơ cuối cùng này, dù vẫn xưng “ta” nhưng chữ ta này đã mang nhiều màu sắc riêng, tâm sự riêng của nhà thơ. Nếu chúng ta biết được rằng bài thơ được viết trong những ngày nhà thơ ốm nặng và ít lâu sau tác giả qua đời, chúng ta càng yêu quý tiếng hát của Thanh Hải.

       Phải yêu đời lắm, lạc quan lắm mới hát lên được. Trong điệu dân ca xứ Huế, nước non ngàn dặm, thật bát ngát, mênh mông. Nhưng khi con người suốt đời nguyện làm mùa xuân nho nhỏ, làm một nốt trầm, thì nhà thơ có thể hát, và nốt trầm xao xuyến ấy sẽ còn mãi mãi trong nhịp phách tiền của khúc hát quê hương, sẽ trải mãi tình theo nước non ngàn dặm

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Xem thêm các bài tham khảo khác:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *