Chứng minh nét riêng trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.

Đề bàiChứng minh nét riêng trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

GỢI Ý

      a) Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.

   * Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn lượng: “rầm rộ giữa bóng cây dại ngàn”. Sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sống như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…

   – Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”).

   – Dòng sông được nhân hoá của một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho “cô gái” một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

  * Ngay từ đầu trang viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.

   – Kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn liếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của dòng sông.

     b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố

   – Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Kiến thức về địa lí đã khiến tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và những lưu vực của nó.

   – Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh thế và sự phong phú về ngôn từ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “Sắc nước trở ru: xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa hai dải đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”. Rồi giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu.

   – Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi gắn với thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

     c) Sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đẹp riêng. Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”, “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cống Hiến”, đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố”. Quả đúng như nhà thơ Thu Bồn đã viết:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sóng chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *