Sau khi thắng Thuỷ Tinh giòn giã hàng trăm lần, Sơn Tinh đâm ra tự mãn, càng coi thường Thuỷ Tinh ra mặt.
Chuyện sơn Tinh Thuỷ Tinh bốn ngàn năm sau.
Bài làm
Sau khi thắng Thuỷ Tinh giòn giã hàng trăm lần, Sơn Tinh đâm ra tự mãn, càng coi thường Thuỷ Tinh ra mặt. Từ khi câu chuyện về Thần được dân gian xưng tụng viết thành một truyền thuyết đẹp Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thần núi càng sinh ra kiêu ngạo. Thần tự nhủ: Trăm ngàn các vị thần được Ngọc Hoàng thượng đế cắt cử cai quản trăm phương, đã mấy ai được như mình.?. Nhất là từ khi câu chuyện ấy được các nhà biên soạn sách tuyển chọn đưa vào chương trình phổ thông để dạy bọn trẻ, rồi mỗi khi đi tuần thú, nghè các giáo viên say sưa ca ngợi tài trí và công đức của mình, chê bai chế giễu Thuỷ Tinh Thần Núi càng thêm kiêu ngạo. Trong con mắt của thần, Thuỷ Tinh chì là cây cỏ thấp đứng bên cạnh cây đại thụ là Thần Núi.
Càng ngày, Sơn Tinh càng được Ngọc Hoàng tín nhiệm. Ngọc Hoàng giao cho Thần Núi mở rộng quyền lực cai quản ra khắp các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Quyền lực càng lớn Sơn Tinh càng cảm thấy uy phong của mình lớn thêm, càng không sợ Thần Nước. Ngoài Thần Núi sai khuân đá, đúc bê tông thành từng tảng nặng hàng ngàn tấn dựng một thành luỹ cao ngất trời ở vùng trung du sông Đà để chặn đường tiến quân của Thuỷ Tinh.
Quả thực từ ngày Sơn Tinh dựng được bức thành kiên cố ấy, Thuỷ Tinh càng khó báo thù, nhiều lần Thuỷ Tinh tiến quân nhưng đành ngậm ngùi rút lui.
Từ sau ngày dựng được bức thành kiên cố, Sơn Tinh không lo đi tuần thú nữa, chỉ vùi đầu vào những tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, hoặc cùng người đẹp Mị Nương thong dong dạo chơi ngắm hoa thơm cỏ lạ, hoặc nghe những bọn nịnh thần vây quanh tâng bốc lên tận mây xanh…
Thời gian trôi đi mà Thần Núi không tiếc, không bận tâm đến một chuyện gì, ngay cả việc dân tình đốt rừng làm nương. Các vị Sơn thần cấp dưới đến bẩm báo ngài cũng tậc lưỡi: Ôi dào, sức người ăn thua gì con người nhỏ bé thế mà lại chỉ có hai bàn tay yếu ớt, có đến hàng vạn năm vẫn củng chẳng phá nổi rừng. Vả lại, họ nghèo khó quá ta đâu lỡ phạt họ, đâu lỡ triệt kế sinh nhai của họ, thế mới xứng với lời ca tụng của người đời ràng ta là vị thần nhân từ, yêu dân như con mình chứ! Mỗi người chỉ chặt mất có vạt rừng bé tẹo, thấm thoát gì?
Nhưng con người đâu chỉ làm cái nương mà họ vừa có được từ vạt rừng xanh suốt đời. Vài ba năm sau, nương dãy bạc màu họ lại bỏ cái nương đó đốt vạt rừng khác để làm nương mới.
Cứ thế, hàng chục, rồi hàng trăm năm, hàng nghìn năm rừng thu hẹp dần. Cả một vùng bạt ngạt rừng giờ đây chỉ còn bé tẹo.
Thần Núi hốt hoảng vội nghĩ ra kế Giao đất giao rừng và rừng thi nhau mọc lên. Tuy không phải là rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh nhưng cũng là rừng vải, rừng nhãn, rừng bạch đàn…
Ngăn chặn được dân đốt phá rừng thì bọn lâm tặc lại nổi lên. Bọn này thực là nguy hiếm. Chúng không đốt rừng nên đâu dễ phát hiện. Chúng luồn sâu vào các cánh rừng đại ngàn còn sót lại nơi dầu nguồn, len lỏi trong rừng tìm những nơi có gỗ quý để Khai thác. Vì chúng cưa bằng loại máy rất êm, lại ở sâu trong rừng nên các vị Sơn thần thổ địa đi tuần tra phía ngoài bìa rừng cũng khó phát hiện. Khi chúng chuyên chở ra thì dùng cả những gì to tướng, lao vun vút, các vị Sơn Thần thổ địa không tránh xa chỉ có mà tan xác .Chỉ có Sơn Tinh là có thể trị được chúng thì ngài lại ở xa quá, đang mải tiệc tùng.
Về phía Thuỷ Tinh, sau nhiều lần dâng nước đánh Sơn tinh đều bị thua đậm, đành nuốt hận lui về chốn Thuỷ Cung đợi thời cơ. Và Thuỷ Tinh cứ chờ. Năm năm… Mười năm… Một trăm năm… Một ngàn năm…
Một hôm, Thuỷ Tinh đang nhớ lại chuyện năm xưa thì có tiểu thần Ba Ba xin vào yết kiến.
– Bẩm Đại Vương, phía thượng nguồn sông Đà bây giờ đã biến thành vùng đồi trọc rồi ạ.
Thần nước reo lên giọng đầy hả hê:
– Trời giúp ta rồi! Lão Thần Núi kia thử hỏi liệu có thắng ta nữa không?
Tiểu thần Thuồng Luồng đứng gần đó cũng tham gia câu chuyện:
– Bẩm, nhưng ta làm sao mà vượt qua được bức thành luỹ kiên cố mà lão Thần Núi dựng lên ạ?
– Các ngươi chớ có lo, ta đã có cách.
Rồi Thuỷ Tinh chia quân ra nhiều toán nhỏ, lặng lẽ, bí mật luồn sâu vào các mạch suối ngầm, tiến lên mai phục ở thượng nguồn sông Đà, khi trời nổi mưa gió sẽ hành động.
Trận báo thù thứ nhất diễn ra một cách chớp nhoáng nhưng sức tàn phá thì thật là khủng khiếp. Từ sâu trong lòng đất, ở tận mạch nước ngầm, quân của Thuỷ Tinh bất ngờ ào lên, chúng lướt qua các quả đồi trọc những khu rừng thưa một cách dễ dàng, ào ào như những dòng thác không gì cản lại được. Rồi sau khi càn quét một vùng vài ki lô mét, chúng lại nhanh chóng lui binh ẩn sâu vào trong mạch nước ngầm. Khi chúng rút đi nhà cửa đổ ngổn ngang, hoa màu bị cuốn trôi, xác người xác súc vật la liệt.
Sau trận báo thù thứ nhất của Thuỷ Tinh, Sơn Tinh vô cùng hốt hoảng, Thần Núi mất ăn, mất ngủ, lúc nào cũng phấp phỏng chờ Thuỷ Tinh tới để quyết chiến.
Nhưng Thuỷ Tinh không cần đánh lớn, chỉ đánh du kích. Những trận đại hồng thuỷ diễn ra bất ngờ và chớp nhoáng (mà con người gọi là lũ quét) đến nỗi Thần Núi Sơn Tinh không kịp trở tay.
Rồi trận tập kích hồi tháng bảy năm ngoái, Thuỷ Tinh bất ngờ từ dưới suối ngầm chui lên đỉnh núi Tản Viên, ào xuống cướp lấy Mị Nương rồi lại lặn sâu vào suối ngầm, đưa Mị Nương về Thuỷ Cung.
Sơn Tinh bàng hoàng trước tai hoạ khủng khiếp với chính ngài. Nhưng hối hận thì đã muộn.
Chia sẻ: Tailieuhay.net