Đề cương HK2 môn Toán 4 tiểu học Yên Hòa 2018-2019

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 4 trường tiểu học Yên Hòa, phòng giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy, TP Hà Nội năm học 2018-2019.

Đề cương ôn thi HK2 môn Toán 4 của trường TH Yên Hòa gồm có 8 dạng toán là các bài tập giúp các em ôn thi, ôn tập lại kiến thức đã học một cách có hệ thống.

Dạng 1: Các phép tính phân số và số tự nhiên

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a. $ 145893+276159$

b. $ 516437-42149$

c. $ 1461times 231$

d. $ 41632:39$

e. $ 471695+21389$

g. $ 963782-641389$

h. $ 789times 103$

i. $ 371286:192$

Bài 2: Tính

a. $ frac{4}{7}+frac{2}{9}$

b. $ 2-frac{5}{7}$

c. $ frac{2}{7}times frac{{14}}{5}$

d. $ 2:frac{5}{9}$

Bài 3: Tính giá trị biểu thức

a. $ 9765-7065:126+2471$

b. $ frac{7}{8}+frac{1}{4}times frac{4}{3}+frac{1}{6}$

c. $ frac{5}{3}+left( {frac{1}{2}:frac{6}{5}-frac{1}{4}} right)$

Dạng 2. Tìm y

a. $ ytimes frac{1}{5}-frac{2}{3}=frac{1}{4}$

b. $ frac{8}{5}-y:frac{1}{2}=1$

c. $ ytimes frac{3}{4}+ytimes frac{1}{4}-y=99$

d. $ frac{y}{2}+frac{y}{3}+frac{y}{6}=1$

e. $ frac{y}{2}-frac{7}{3}=frac{1}{6}$

f. $ frac{{15}}{{y-2}}=frac{3}{7}$

g. $ frac{{y-3}}{6}=frac{1}{2}$

h. $ frac{2}{{y-5}}=frac{3}{4}$

Dạng 3. Rút gọn các phân số sau:

$ frac{{13}}{{39}};frac{{17}}{{51}};frac{{46}}{{38}};frac{{180}}{{117}};frac{{121}}{{44}};frac{{185}}{{200}};frac{{1616}}{{8282}}$

Dạng 4. Phân số bằng nhau

Bài 1. Điền vào chỗ chấm:

a. $ frac{1}{2}=frac{{…}}{{14}}=frac{3}{{…}}=frac{{12}}{{…}}$

b. $ frac{{18}}{{36}}=frac{9}{{…}}=frac{{…}}{{12}}=frac{{…}}{2}$

Bài 2: Khoanh vào các phân số bằng nhau. Vì sao?

a. $ frac{3}{4};frac{9}{{12}};frac{6}{8};frac{5}{7};frac{{15}}{{24}};frac{{27}}{{36}}$

b. $ frac{2}{4};frac{1}{2};frac{4}{9};frac{7}{{14}};frac{{13}}{{26}};frac{5}{{12}}$

Bài 3: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 4:

3; 9; 12; 1; 0

Bài 4: Tìm một phân số bằng phân số $ displaystyle frac{{25}}{{35}}$ và có mẫu số bằng 63.

Dạng 5: So sánh phân số

Bài 1. Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. Vì sao?

a. $ frac{1}{2};frac{1}{7};frac{1}{3};frac{1}{{12}};frac{1}{5};frac{1}{{19}};frac{1}{{13}}$

b. $ frac{4}{5};frac{1}{5};frac{7}{5};frac{{19}}{5};frac{{13}}{5};frac{3}{5};frac{{17}}{5}$

c. $ frac{7}{5};frac{3}{4};frac{1}{3}$ và $ frac{5}{{12}}$

d. $ frac{{99}}{{100}};frac{{100}}{{101}};frac{{101}}{{102}}$

Bài 2: Trong các phân số sau, phân số nào gần với 1 nhất? Vì sao?

$ frac{1}{2};frac{1}{3};frac{5}{4};frac{5}{6}$

Bài 3:

a) Tìm 3 phân số bé hơn $ frac{4}{3}$ và lớn hơn $ frac{2}{5}$

b) Tìm 1 phân số lớn hơn $ frac{1}{3}$ và bé hơn $ frac{1}{2}$

Bài 4: Trong các phân số sau, phân số nào nằm giữa $ frac{2}{9}$ và $ displaystyle frac{5}{4}$. Vì sao?

A. $ frac{1}{{12}}$

B. $ frac{5}{6}$

C. $ frac{4}{3}$

D. $ frac{{15}}{4}$

Bài 5: Ba bạn làm bài kiểm tra. Mai làm hết $ frac{2}{3}$ giờ. Lan làm hết $ frac{1}{2}$ giờ. Huệ làm hết $ frac{2}{5}$ giờ. Hỏi bạn nào làm nhanh nhất, bạn nào làm chậm nhất? Vì sao?

Dạng 6: Đổi đơn vị

a.

4km 5m = ………. m                                         400 000m = ………. km

5dm 3cm = ……… mm                                    54000cm = ………. m

4hm 2dam = ………. m                                    15dm = ………. m

$ frac{1}{2}km$ và 51m = ………. m        7m = ………. km

b.

7tấn 5kg = ………. kg                                       7000kg = ………. tấn

4tạ 15 yến = ………. kg                                    5000g = ……… hg

17kg 4hg = ………. g                                         4kg = ………. tấn

$ frac{1}{5}kg$ và 2dag = ………. g          5 yến = ………. tạ

c.

$ 4k{{m}^{2}}$ $ 5{{m}^{2}}=$ ………. $ {{m}^{2}}$                                 $ 14000000{{m}^{2}}=$ ………. $ k{{m}^{2}}$

$ 5d{{m}^{2}}$ $ 12c{{m}^{2}}=$ ………. $ c{{m}^{2}}$                          $ 2000000c{{m}^{2}}=$ ………. $ {{m}^{2}}$

$ 4{{m}^{2}}$ $ 5d{{m}^{2}}=$ ………. $ {{m}^{2}}$                                $ 4d{{m}^{2}}=$………. $ {{m}^{2}}$

$ frac{3}{2}k{{m}^{2}}$ và $ 15{{m}^{2}}=$ ………. $ {{m}^{2}}$                      $ 17{{m}^{2}}=$ ………. $ k{{m}^{2}}$

d.

2 giờ 14 phút = ………. phút                         420 phút = ………. giây

7 phút 15 giây = ……… giây                          1200 giây = ……… phút

4 giờ = ………. giây                                        15 phút = ………. giờ

3 thế kỉ = ………. năm                                     30 giây = ………. phút

$ frac{2}{5}$ thế kỉ = …….. năm                                      1200 thế kỉ = ………. năm

$ frac{2}{3}$ giờ và 15 phút = ……….. phút                700 thế kỉ và 4 năm = ………… năm

$ frac{1}{2}$ thế kỉ và 14 năm = ……… năm               1 phút = ……….. giờ

1 giờ và $ frac{1}{3}$ giờ = ……….. phút                      2 ngày = ……….. giờ

Dạng 7: Tính bằng cách thuận tiện

a. $ frac{1}{2}+frac{4}{7}+frac{2}{7}times frac{1}{2}+frac{1}{7}times frac{1}{2}$

b. $ frac{3}{4}times frac{3}{4}-frac{3}{4}times frac{1}{4}-frac{1}{2}times frac{3}{4}+frac{3}{4}$

c.  $ frac{1}{{10}}+frac{2}{{10}}+frac{3}{{10}}+frac{4}{{10}}+frac{5}{{10}}+frac{6}{{10}}+frac{7}{{10}}+frac{8}{{10}}+frac{9}{{10}}$

d. $ frac{1}{{10}}+frac{4}{{20}}+frac{9}{{30}}+frac{{16}}{{40}}+frac{{25}}{{50}}+frac{{36}}{{60}}+frac{{49}}{{70}}+frac{{64}}{{80}}+frac{{81}}{{90}}$

e. $ frac{1}{3}+frac{1}{4}+frac{1}{5}+frac{6}{9}+frac{{12}}{{16}}+frac{{20}}{{25}}$

g. $ 2times 3times 4times 5times frac{1}{2}times frac{1}{3}times frac{1}{4}times frac{1}{5}$

h. $ frac{1}{{2times 3}}+frac{1}{{3times 4}}+frac{1}{{4times 5}}+…+frac{1}{{98times 99}}+frac{1}{{99times 100}}$

i. $ frac{2}{{2times 3}}+frac{2}{{3times 4}}+frac{2}{{4times 5}}+…+frac{2}{{98times 99}}+frac{2}{{99times 100}}$

k. $ frac{1}{{2times 4}}+frac{1}{{4times 6}}+frac{1}{{6times 8}}+…+frac{1}{{98times 100}}+frac{1}{{100times 102}}$

Dạng 8: Giải toán có lời văn

8.1: Dạng tìm hai số khi biết tổng – tỉ/ hiệu – tỉ

Bài 1: Tìm một số có hai chữ số. Nếu thêm số chữ số 3 vào bên trái số đó ta được số mới hơn số cũ 300 đơn vị.

Bài 2: Hùng có số bi bằng 3/5 số bi của Dũng. Biết rằng nếu Hùng có thêm 12 viên bi thì số bi của Hùng sẽ bằng số bi của Dũng. Tính số bi của mỗi bạn.

Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu chiều dài bớt đi 12m thì được chiều rộng.

a. Tính diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó.

b. Cứ $ 2{{m}^{2}}$ thì thửa ruộng thu hoạch được 4kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg thóc.

Bài 4: Cho hai số lẻ liên tiếp. Biết tỉ số của chúng là 3/5. Tính tích của chúng?

Bài 5: Tìm hai số lẻ, biết giữa chúng có ba số chẵn và tỉ số của chúng bằng 5/7

Bài 6: Một mảnh vườn hình bình hành có trung bình cộng chiều cao và độ dài đáy là 150m. Biết giảm độ dài đáy 4 lần thì được chiều cao.

a. Tính diện tích của thửa ruộng hình bình hành đó.

b. Cứ $ 2{{m}^{2}}$ thì thu hoạch được 1kg rau. Hỏi cả thửa ruộng thu hoahcj được bao nhiêu kg rau?

Bài 7: Một hình thoi có đường chéo 1 ngắn hơn đường chéo 2 là 15m. Tỉ số của độ dài hai đường chéo là 5:2. Tính diện tích hình thoi đó?

Bài 8: Năm nay, cha hơn con 32 tuổi. Sau bốn năm nữa tuổi cha gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay?

Bài 9: Năm nay, hai mẹ con có 39 tuổi. Sau 3 năm nữa, tuổi con bằng 1/4 tuổi mẹ. Tính tuổi mỗi người hiện nay?

Bài 10: Hai số có tổng là 1414. Neus bỏ hai chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thứ nhất thì được số thứ hai. Tìm hai số đó.

Bài 11: Hiệu của hai số là số liền trước của số nhỏ nhất có 3 chữ số. Nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số thứ hai thì được số thứ nhất. Tìm hai số đó.

Bài 12: Có 27 túi gạo tẻ và 28 túi gạo nếp, nặng tất cả 275kg. Mỗi túi đựng số gạo như nhau. Hỏi có tất cả bao nhiêu kg gạo tẻ, bao nhiêu kg gạo nếp?

Bài 13: Lớp 4A có 45 học sinh, lớp 4B có 43 học sinh. Lớp 4A quyên góp nhiều hơn lớp 4B 10 quyển. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu quyển vở?

Bài 14: Hiệu của hai số là số tròn trăm lớn nhất có 3 chữ số. Biết rằng thương của hai số là 6. Tìm tích hai số đó?

Bài 15: Hai can dầu có 46 lít. Nếu can thứ nhất bớt đi 4 lít, can thứ hai thêm 3 lít thì số lít dầu ở can 1 bằng 4/5 số lít dầu ở can 2. Hỏi lúc đầu mỗi can có bao nhiêu lít dầu?

Bài 16: Hai bạn có 39 ngôi sao. Biết rằng 2/7 số sao của Lan bằng 1/3 số sao của Hoa. Tính số sao của mỗi bạn

Bài 17: Ba cửa hàng bán được 2870 lít dầu. Cửa hàng thứu nhất bán được gấp đôi cửa hàng thứ hai. Cửa hàng thứ hai bán bằng 1/4 cửa hàng thứ ba. Mỗi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?

Bài 18: Trên một đồng cỏ người ta đếm được 40 con gà và vịt. Biết rằng số chân gà bằng 1/4 số chân vịt. Tính số con mỗi loại?

8.2: Dạng toán tỉ lệ bản đồ

Bài 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chiều dài và chiều rộng phòng học của lướp em lần lượt là 800cm và 600cm

a. Tính chu vi thật và diện tích thật của phòng học

b. Tính tỉ số của chu vi trên bản đồ và chu vi thật của phòng học

c. Tính tỉ số của diện tích trên bản đồ và diện tích thật của phòng học.

8.3: Dạng toán tìm phân số của một số

Bài 1: Một cửa hàng có 360m vải. Ngày thứ nhất cửa hàng bán được $ frac{1}{6}$ số vải. Ngày thứ hai bán được $ frac{3}{{10}}$ số vải. Hỏi:

a. Cả hai ngày bán được bao nhiêu mét vải?

b. Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải?

Bài 2: Một cửa hàng ban đầu có 180 tạ gạo, cửa hàng đã bán được $ frac{2}{3}$ số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu tấn gạo?

Bài 3: Một cửa hàng bán vải có 1600m. Ngày 1 bán được 1/8 số vải. Ngày thứu hai bán gấp đôi ngày 1. Ngày 3, cửa hàng bán được 1/4 số vải còn lại. Hỏi sau ba ngày, cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải?

8.4: Dạng toán tìm hai số biết tổng – hiệu

Bài 1: Một hình chữ nhật có chu vi là 120m. Biết chiều dài là 42m

a. Tính diện tích của hình chữ nhật đó

b. Một hình vuông có cùng chu vi với hình chữ nhật trên. Tính diện tích của hình vuông đó.

Bài 2: Nền một căn phòng chữ nhật có chu vi là 200. Biết chiều roognj kém chiều dài là 40m.

a. Tính diện tích của nền căn phòng đó.

b. Người ta sử dụng những viên gạch hình vuông có cạnh 10m để lát kín nên căn phòng đó. Hỏi cần tất cả bao nhiêu viên gạch.

8.5: Dạng toán trung bình cộng

Bài 1: Một đội ô tô chở hàng hai lần. Lần 1 có 4 xe, mỗi xe chở được 15kg hàng. Lần 2 có 6 xe, mỗi xe chở được 30kg hàng.

a. Tính trung bình mỗi lần xe chở được bao nhiêu kg hàng hóa

b. Tính trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu kg hàng hóa

8.6: Dạng toán hình học

Bài 1: Cho một hình thoi có diện tích bằng 180m. Biết đường chéo thứ nhất là 9m. Tính đường chéo còn lại?

Bài 2: Một hình thoi có diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh là 9cm. Biết một đường chéo của hình thoi có độ dài bằng cạnh hình vuông. Tính độ dài đường chéo còn lại.

Bài 3:Một hình bình hành có diện tích là $ 300{{m}^{2}}$. Biết chiều cao là 1500cm. Tính độ dài đáy của hình bình hành đó.

Bài 4: Một hình bình hành có chiều dài đáy là $ frac{3}{4}cm.$ Chiều cao bằng $ frac{2}{3}$ độ dài đáy. Tính diện tích hình bình hành đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *