Đề số 1
1.Hãy cho biết các từ gạch dưới trong các thuật ngữ, tục ngữ sau là danh từ (DT) hay động từ (ĐT), tính từ (TT), bằng cách ghi theo mẫu (M):
a) Nhường cơm sẻ áo.
M : ĐT
b) Giấy rách phải giữ lấy lề.
c) Lá lành đùm lá rách.
d) Đói cho sạch rách cho thơm.
e) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
2.Chép lại 3 thành ngữ, tục ngữ nói về chủ điểm Thương người như thể thương thân trong số các thành ngữ, tục ngữ ở bài 1.
(1) ……………………………………………………………………
(2) ……………………………………………………………………
(3) ……………………………………………………………………
3.Ghi vào mỗi ô trống 2 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xinh, đẹp):
4.Đặt 3 câu với 3 từ ngữ tìm được ở 3 ô trong cột từ xinh của bài 3.
(1)………………………………………………………………………………………………………………………………
(2)………………………………………………………………………………………………………………………………
(3)………………………………………………………………………………………………………………………………
5.Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy viết: ,
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Hãy cho biết: Hình ảnh của tre trong đoạn thơ trên gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam ? Để góp phần gợi tả phẩm chất tốt đẹp ấy, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ nào ở 2 dòng thơ đầu ?
………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………….
6.* Kể lại một việc em đã làm hoặc chứng kiến nói về chủ điểm đã học : Thương người như thể thương thân. (Bài viết có độ dài khoảng 12 câu.)
Chú ý : ở tất cả các đề, học sinh làm bài 6* trên giấy kẻ ô li; độ dài bài viết khoảng 12 câu. Bài làm có cho điểm về chữ viết và trình bày.