Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Đô Lương 2, Nghệ An

Kỳ thi THPT Quốc Gia đang đến rất gần, chính vì vậy áp lực dành cho các bạn học sinh cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bộ đề thi THPT Quốc Gia của trường Đô Lương 2, Nghệ An dưới đây sẽ giúp các em ôn tập và làm quen với cấu trúc đề thi nhằm có được kỹ năng tốt nhất khi bước vào kỳ thi chính thức với các môn Lịch Sử, Địa Lý.

Đề minh họa thi thử môn Sử THPT Quốc gia 2018

SỞ GDĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2018

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Mã đề: 506

Thời gian làm bài: 50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là khởi nghĩa

A. từng phần

B. biểu tình thị uy

C. vũ trang tự vệ

D. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang

Câu 2: Tôn Trung Sơn là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng

A. phong kiến                    B. dân chủ tư sản

C. vô sản                           D. trung lập

Câu 3: Cho các dữ kiện sau:

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô

2. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ

3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành

4. Phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. CTTG thứ 2 kết thúc.

Sắp xếp theo thứ tự thời gian các sự kiện diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ 2.

A. 3,2,1,4                     B. 2,1,3,4

C. 1,2,3,4.                    D. 1,3,2,4

Câu 4: Nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX cầu viện sự giúp đỡ của Nhật Bản là

A. Nguyễn Ái Quốc                     B. Huỳnh Thúc Kháng

C. Phan Bội Châu                       D. Phan Châu Trinh

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu khiến phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1925 – 1930) thất bại là

A. khuynh hướng vô sản phát triển mạnh, ngày càng chiếm ưu thế.

B. không được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.

C. thực dân Pháp còn mạnh, vũ khí hiện đại, đàn áp khốc liệt.

D. giai cấp tư sản dân tộc còn non yếu, chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra toàn thế giới sau sự kiện nào?

A. Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng (12/1941)

B. Nhật Bản tấn công các nước Đông Nam Á và bành trướng ở Thái Bình Dương

C. Nhật Bản xâm lược các nước Đông Dương (9/1940)

D. Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc

Câu 7: Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chế độ độc tài thân Mĩ.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chủ nghĩa thực dân mới.

D. chủ nghĩa phát xít.

Câu 8: Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là:

A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

B. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Hòa bình, độc lập thống nhất.

D. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 9: Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), Mĩ thay Pháp dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở Miền Nam nhằm thực hiện âm mưu

A. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á.

C. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương, Đông Nam Á.

D. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Câu 10: Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, ba nước Tây Âu đứng ở các vị trí 3, 4, 5 trong nền công nghiệp thế giới tư bản là

A. Anh, Pháp, Đức.

B. Pháp, Đức, Anh.

C. Đức, Anh, Pháp .

D. Anh, Đức, Pháp.

Câu 11: Sau Hiệp định Pari (1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. “Chiến tranh đơn phương”.

B. . “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Chiến tranh cục bộ”.

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 12: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã đấu tranh hoàn toàn tự giác?

A. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).

B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 – 1925).

C. Phong trào vô sản hóa (năm 1928).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930).

Câu 13: Những nước nào ở Đông Nam Á tuyên bố giành độc lập vào năm 1945?

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

B. Campuchia, Việt Nam, Lào

C. Inđônêxia , Xingapo, Brunây .

D. Inđônêxia , Xingapo, Malaixia

Câu 14: Điểm mới trong âm mưu của Mĩ thể hiện ở chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào.

B. mở rộng chiến tranh xâm lược Cam-pu-chia.

C. mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc.

D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Đề minh họa thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia 2018

SỞ GDĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2018

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ

Mã đề: 101

Thời gian làm bài: 50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Câu 41: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì

A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

B. làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.

C. tạo thế mở cửa của nền kinh tế.

D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

Câu 42: Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn,Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để

A. tăng thêm được một vụ lúa.

B. trồng được các loại rau ôn đới.

C. trồng được cây công nghiệp lâu năm.

D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Câu 43: Sau Đổi mới,thị trường buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng

A. tăng mạnh thi trường Đông Nam Á .

B. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu .

C. đa dạng hóa ,đa phương hóa .

D. tiếp cận với thị trường Châu Phi ,Châu Mĩ.

Câu 44: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?

A.Tạo điều kiện cho các ngành thương nghiệp phát triển.

B.Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

C.Phát triển nuôi trồng thủy sản.

D.Sử dụng cho mục đích du lịch.

Câu 45: Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

B. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lao động.

C. Người lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất trong nông -lâm-ngư nghiệp.

D. Nước ta có nguồn lao động dồi dào.

Câu 46: Vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện nhất nước ta là

A. Tây Nguyên.                                   

B. Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 47: Số tỉnh,thành phố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

A. 12.               B. 13               C. 14.                D. 15

Câu 48: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của các nhóm nước,năm 2010. (Đơn vị:%)

Ngành Nhóm nước Nông – lâm -ngư nghiệp Công nghiệp -xây dựng Dịch vụ
Các nước thu nhập thấp 25 25 50
Các nước thu nhập trung bình 10 35 55
Các nước thu nhập cao 1 24 75

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác?

A. Tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành công nghiệp cao hơn.

B. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao hơn.

C. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn.

D. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp thấp hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn.

Câu 49: Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do

A. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.

C. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

D. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.

Câu 50: Phương hướng và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ hiện nay không phải là

A. tăng cường công nghiệp chế biến gỗ,giấy .

B. bảo vệ vốn rừng trên trên vùng thượng lưu các sông .

C. phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn .

D. bảo vệ nghiêm ngặt các VQG,khu dự trữ sinh quyển trong vùng .

………

Nhấn Tải về để tải toàn bộ đề thi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *