Khẳng định vị trí đặc biệt của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong lịch sử văn học dân tộc: lần đầu tiên dựng lên một tượng đài nghệ thuật đầy tính chất bi tráng về những người nông dân đánh giặc cứu nước.
– Đề bài yêu cầu phân tích và chứng minh một nhận định về giá trị của bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, về đặc sắc của hình tượng nghệ thuật mà Nguyễn Đình Chiểu tạo dựng nên trong tác phẩm đó.
– Nhận định của đồng chí Phạm Văn Đồng được chia làm hai vế: “những người thất thế” và “vẫn hiên ngang”, cần thấy mối liên hệ qua lại giữa hai vế này. Đây là sự hiên ngang của những người thất thế. Trong sự thất thế càng nổi bật lên vẻ hiên ngang. Vì thế, bài làm phải tái hiện được tình huống éo le của người nghĩa sĩ cần Giuộc để tô đậm lên vẻ hiên ngang, dũng cảm nơi họ.
– Trong lúc phân tích, chứng minh các ý trên cần làm sáng tỏ màu sắc bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc. Đây là tác phẩm thuộc thể văn tế. Vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật, vì thế, không tách rời cảm hứng bi thương, tự hào của người viết (chú ý chữ “khúc ca” trong nhận định). Chỉ ra tính chất bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc cũng là tìm đến cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Đình Chiểu khi viết bài Văn tế này.
DÀN BÀI
I- MỞ BÀI
– Vị trí bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cuộc đời và trong sự nghiệp văn học của Nguyền Đình Chiểu.
– Giới thiệu ý kiến của đồng chí Phạm Văn Đồng.
II- THÂN BÀI
1. Thân phận, tình huống éo le của người nghĩa quân cần Giuộc.
– Những người nông dân hết sức bình thường, “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”.
– Sơ sài về tri thức quân sự, rất ít được huấn luyện, tập tành.
– Sơ sài về vũ khí, trang bị.
– Đảm đương sứ mệnh đánh giặc, cứu nước giữa lúc triều đình bạc nhược, làm ngơ trước sự hung hãn, lấn lướt của kẻ thù.
2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Khúc ca hùng tráng về những con người hiên ngang, dũng cảm.
– Vào trận và xả thân với lòng hoàn toàn tự nguyện, với những trang bị sẵn có hết sức thô sơ.
– Khí thế xung trận dũng mãnh khác thường được dựng tả trong cảm hứng tự hào, phấn chấn Nguyễn Đình Chiểu.
– Nguồn sức mạnh lớn lao để người nghĩa sĩ xả thân cao cả như thế là lòng căm thù giặc sâu sắc, là nhận thức đúng đắn về lẽ sống, chết ở đời.
3. Cảm hứng bi hùng của Nguyễn Đình Chiểu trong lúc viết Văn tề nghĩa sĩ Cần Giuộc.
– Đau xót, bi thương trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.
– Cảm phục, tự hào trước tấm gương “nghìn năm tiết rỡ”.
III- KẾT BÀI
Khẳng định vị trí đặc biệt của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong lịch sử văn học dân tộc: Lần đầu tiên dựng lên một tượng đài nghệ thuật đầy tính chất bi tráng về những người nông dân đánh giặc cứu nước.
Chia sẻ: Tailieuhay.net