Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư ( Bài 3 )

Trong quãng đời lưu lạc, đầy gian truân, vất vả của mình thì cuộc báo ân báo oán mà Từ Hải đã dành cho Thúy Kiều là quãng thời gian sung sướng, hạnh phúc nhất trong đời nàng.

Hôm nay, lòng tôi vô cùng sung sướng, nhờ Từ công giúp đỡ mà tôi có dịp đền ơn báo oán với mọi người. Tôi – Vương Thuý Kiều một người đã gặp biết bao đau khổ, tủi nhục, đã từng làm tì thiếp người ta, lại đã từng thân hoa gửi chốn phong trần, nay tôi được đền ơn mọi người đã từng giúp đỡ tôi, được báo oán đối với những người đã hãm hại mình, lòng tôi tự xúc động. Nay tôi xin để cho mọi người nghe về báo ân, báo oán của mình.

–    Từ Hải, xin chàng cho truyền gặp Thúc Sinh. Tôi nói.

–    Được, cho truyền Thúc Sinh đến. Từ Hải đáp.

Chàng Thúc được truyền đến, mặt chàng xám lại như chàm đổ, nhưng vẫn là chàng Thúc năm xưa đã từng cứu tôi thoát khỏi chốn lầu xanh phong trần. Tôi liền thưa với chàng rằng:

–    Nghĩa nặng nghìn non mà chàng dành cho thiếp hồi ở Lâm Tri, thiếp nào đâu dám quên. Chẳng dám trách chi Sâm Thương làm thiếp chẳng vẹn chữ tòng cùa một người vợ, đã phụ lòng chàng dành cho thiếp. Nay nhờ ơn Từ công, thiếp chỉ có trăm cuốn vải gấm, nghìn cân bạc đền ơn chàng gọi là… mong chàng nhận tấm chân tình.

Nhìn chàng Thúc nhận chút của cải, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại chuyện xưa ở Lâm Tri khi đã có những tháng ngày sống hạnh phúc bên chàng, tưởng rằng như đó là giấc mộng đẹp cho đời, tôi nào ngờ lại bị Hoạn Thư gian trá, độc ác phá vỡ. Tôi than:

–   Vợ chàng rõ quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau, thiếp xin trả hết cho nàng ta tất cả bao ân oán mà nàng đã gây ra cho thiếp.

Thoắt nhìn thấy Hoạn Thư mặt xám lại, mình run sợ quỳ xuống, tôi thoáng cười mỉa mai, chào thưa nàng ta:

–    Ơ kìa, tiểu thư cũng có bây giờ đến chỗ tôi. Đàn bà dễ có mấy tay; đời xưa mấy mật, đời này mấy gan, nay tiểu thư càng cay nghiệt thì sẽ càng nhiều oan trái. Đó chính là gieo gió ắt gặp bão đó.

Nàng ta hoảng sợ vội khấu đầu, lạy lục kêu ca với tôi rằng:

Rằng thưa tôi chút phận đàn bà nên ghen tuông cũng chỉ là lẽ thường tình. Nhớ khi nàng đã từng ở trong nhà tôi. Tôi đã cho nàng lên gác viết kinh, cho được gần với Phật pháp. Rồi khi nàng ra đi tôi nào dám níu kéo, cho người đuổi theo. Tôi cũng chỉ phận đàn bà, khi thấy chồng mình thương yêu người phụ nữ khác thì nào có thể dễ dàng cho qua. Nay tôi biết mình đã gây việc chông gai mong chờ lòng khoan dung độ lượng của nàng tha thứ cho. Tôi xin nàng xem xét cho.

Khá khen thay cho Hoạn Thư, quả là nàng ta là một con người khôn ngoan, giảo hoạt đến mức mà ta cũng phải khó xử. Tôi cứ tưởng rằng khi nêu ra tội ác của nàng thì có thể trừng phạt nàng vì có cái thói ghen tuông đến tàn nhẫn, độc ác của nàng ta. Nào ngờ nàng ta lại nói rằng nàng ta chỉ là nạn nhân của chế độ đa thê của người đàn ông nên ghen tuông thì ở đàn bà cũng là thường tình. Là người phụ nữ tôi hiểu được điều đó tất cả vì quá yêu chồng mà chồng thì lại có năm thê bảy thiếp thôi thì nàng ta nói cũng có lí nhưng tội nàng ta gây ra nào có thể xoá bỏ. Nhưng nàng ta đã từng nói nàng ta là ân nhân của tôi, vậy thì công tôi coi như không có mà tha cho nàng ta, tôi cũng đâu muốn trừng phạt nàng ta nặng nề mà để mang tiếng nhỏ nhen khi rằng người ta đã biết lỗi và cầu xin tôi tha thứ. Tôi nghĩ vậy nên đã bảo với Hoạn Thư rằng:

–     Khen cho Hoạn Thư khôn ngoan hết mực, nói năng vừa ý, phải lời. Tha ra thì cũng may đời, thôi thì nàng đã nhận lỗi, ta cũng tha cho coi như không có lỗi lầm gì. Nay nàng và chàng Thúc hãy về Lâm Tri mà sống cho nhân nghĩa, năng làm việc tốt.

Thúc Sinh và Hoạn Thư vội khấu đầu cảm tạ và cáo lui. Mọi quân sĩ đều reo mừng, khen tôi khoan dung độ lượng. Tôi cũng vui mừng hạnh phúc vì đã đền ơn được chàng Thúc, lại vừa trừng trị một cách có lí, có tình đúng như quan niệm đạo đức của nhân dân ta đối với Hoạn Thư. Tiếp theo, tôi còn phải đền ơn nhiều người nữa, còn những bọn buôn thịt, bán người như Mã Giám Sinh, Tú Bà,Bạc Bà… thì không thế tha thứ phải diệt trừ họ để trừ hậu hoạ cho nhân dân. Thế là Từ công đã cho chém đầu bọn chúng. Mọi người và quân sĩ đều hô reo là phải, là đúng. Vậy là cuộc báo ân báo oán diễn ra tốt đẹp. Những người tốt thì đã được đền ơn bằng gấm vóc, vàng bạc còn những kẻ ác hại đời, hại dân đã bị trừng trị làm thoả lòng nhân dân.

Trong quãng đời lưu lạc, đầy gian truân, vất vả của mình thì cuộc báo ân báo oán mà Từ Hải đã dành cho tôi là quãng thời gian sung sướng, hạnh phúc nhất trong đời tôi. Và người đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là Hoạn Thư. Một con người giảo hoạt, đã gây việc chông gai nhưng lại rất khôn khoan, ứng xứ khéo léo, nói năng phải lời đã làm cho mọi người phải khó xử. Thật đáng khen!

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *