Bài thơ vừa là những gian nan khổ ải người tù yêu nước ở Côn Đảo phải chịu đựng, vừa miêu tả chí khí anh hùng, tư thế bất khuất của họ
Đề: Em hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của nhà thơ Phan Châu Trinh.
BÀI LÀM
Bài thơ vừa là những gian nan khổ ải người tù yêu nước ở Côn Đảo phải chịu đựng, vừa miêu tả chí khí anh hùng, tư thế bất khuất của họ.
Bài thơ có giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ thể hiện niềm tự tin, tinh thần lạc quan yêu đời của người lù – thi sĩ.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú, tuân theo đúng các qui tắc về bố cục, vần, niêm, luật…. của thể thơ Đường luật.
Phân tích hình ảnh hai lớp nghĩa của những câu:
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Nhà thơ miêu tả kết quả cụ thể cửa việc đập đá: phá nhiều nên núi non bị lở, bị vỡ, bị hao mòn.
Song đi với từ “lừng lẫy”, hình ảnh “núi non” còn đưực hiểu theo nghĩa bóng đát nước, non sông, cả câu thơ bao hàm ý: người con trai phải có khí thế lẫm liệt nhằm làm thay đổi cả cuộc đời, vần xoay lại vận nước trong cơn nguy khốn.
Xách búa đánh tung năm bảy đống,
Ra tuy đập bể mấy trăm hòn.
Nghĩa đen của hai câu này: tả người đang ngồi cầm búa để đập đá.
Nghĩa bóng chỉ việc làm của các nhà yêu nước chiến đấu chống lại kẻ thù.
Bài thơ được sáng tác trong nhà tù Côn Lôn. Từ cảnh đập đá của người tù, nhà thơ đã dựng lên hình ảnh hiên ngang và chí khí lẫm liệt của họ.
Trước tiên là tư thế đứng và hành động của người tù chiến sĩ ngay trong lao tù. Họ đứng sừng sững giữa cảnh thiên nhiên rộng lớn, đặt mình sánh ngang cùng trời đất.
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.
Đây đúng là tư thế của người làm chủ mình, làm chủ cuộc sống. Đồng thời lại có cái ngang tàng của một con người anh hùng, hào kiệt coi thường cuộc sống tầm thường.
Ba câu tiếp theo, như trên đã phân tích, về nghĩa đen là miêu tả công việc và kết quả của người đập đá; song về nghĩa bóng lại tả hành động làm đảo lộn núi sông, làm đảo lộn cuộc đời của những người anh hùng hào kiệt.
Toàn bộ bốn câu thơ đầu khắc hoạ hình ảnh bên ngoài của người tù – chiến sĩ. Ngay trong tư thế này, người đọc đã thấy vẻ hiêng ngang, lẫm liệt của họ.
Sau đó là những câu thể miêu tả ý chí và nghị lực phi thường của người tù. Câu 5 và 6 khẳng định thái độ bình tĩnh săn sàng đón nhận mọi gian khổ của họ.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
“Thân sành sỏi” đôi với “dạ sắt son”, thân dày dạn phong trần đối với tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không phai nhạt đổi đời. Cách đối này làm tôn lên khí phách lẫm liệt không giông tố, mưa nắng nào của cuộc đời làm thay đổi được.
Câu 7 và 8 là lời bộc lộ trực tiếp tâm tư của người tù. Tác giả gọi họ là “những kẻ vá trời”, một hình ảnh gợi nhớ hình tượng trong thần thoại Trung Hoa: bà Nữ Oa đội đá vá trời. Nhờ cái kì vĩ của hình ảnh đó, tư thế người chiến sĩ yêu nước được nâng lên, được thần thoại hoá. Do đó tù đày, cảnh gian nan, khổ cực… chỉ còn là “việc con con” không có nghĩa gì với họ.
Tóm lại, bốn câu thơ cuối đã bộc lộ cái hiên ngang, lẫm liệt từ bên trong cốt cách của những người tù – chiến sĩ. Nó tạo nên sự thống nhất toàn vẹn giữa tư thế bên ngoài và chí khí bên trong của họ.
Ta có thể nhận xét về giọng điệu bài thơ:
Từ câu mở đầu tả cảnh “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”, giọng điệu bài thơ đã lộ rõ: tự tin, rắn rỏi. Nói tới cảnh tù đày lao khổ, lời thơ không một chút bi quan, không gợn một lời than thở, một tiếng nói yếu đuối. Chữ tiếp chữ đều mạnh mẽ: làm trai, đứng giữa, lừng lẫy, lở núi non, đánh tan, đập bể, bao quản, chi sờn… Lời tiếp lời đều là một ý chí mãnh liệt. Vì Tổ quốc, vì đất nước, có thể coi khinh coi thường mọi thử thách.
Gian nan chi kể việc con con!
Như vậy, bài thơ làm trong tù nhưng lại có giọng thơ hùng tráng biểu hiện một tâm hồn cứng cỏi, một ý chí phi thường vượt lên gian khổ cho nên còn thể hiện một tinh thần lạc quan của người tù – thi sĩ.
Chia sẻ: Tailieuhay.net