Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tốt cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất,
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Bánh chưng xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu, người làm ra bánh chưng, bánh giày.
– Bánh chưng được dùng để dâng cúng trời đất, tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc.
2. Thân bài:
* Hình thức chiếc bánh chưng:
– Bánh chưng hình vuông, mỗi bố độ gang tay, đày chừng năm, sáu phân.
– Hình thức trông giản dị, mộc mạc vi được gỏi bằng lá dong và buộc bằng lạt giang chẻ mỏng
* Nguyên liệu làm bánh chưng:
– Lá đong cắt cuống, rửa sạch, lau khô. Lạt giang nhúng nước cho mềm.
– Gạo nếp vo kĩ, ngâm nước một đêm, xả cho ráo.
* Đậu xanh đãi sạch vỏ.
– Thịt lợn (heo) thường là thịt lưng có cả nạc lẫn mỡ, thái miếng to bằng nửa bàn tay, ướp muối, tiêu, hành…
* Cách gói bánh chưng:
– Trải lá dong ra mâm (hoặc nong), xúc một bát gạo nếp đổ vào, dàn đều rổi đổ nửa bát đỗ xanh, xếp thịt vào giữa, đổ thêm nửa bát đỗ và một bát gạo nữa. Tãi cho gạo phủ kín đậu và thịt. Đậy lá dong lên rổi gấp và bẻ cho vuông bốn góc. Buộc chặt bằng tám chiếc lạt giang.
– Xếp đứng từng cặp bánh vào thùng nấu, đáy thùng lót cuống lá dong. Đổ ngập nước, đun đểu lửa tử sáu đến tám tiếng đóng hổ.
– Vớt bánh ra cho nguội rồi xếp thành hàng trôn ván hoặc chõng’, trên để một tấm ván nữa, dằn bằng cối đả hoặc vật nặng, bánh ráo nước mới dẻo.
Hương vị bánh chưng.
– Gạo nếp dẻo, đỗ xanh bùi, thịt béo, hành, hạt tiêu thơm… hoà quyện nên hương vị đặc biệt không thứ bánh nào có được.
– Bánh chưng được làm bằng những sản phẩm nông nghiệp do người nông dân vất vả tạo ra.
– Bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất với cây CỐI, muông thú… Lá bọc kín, lật buộc chặt có ý nghĩa yêu thương lẫn nhau.
– Bánh chưng vừa là sáng tạo vật chất, vừa là sáng tạo tinh thần mang đậm đà ấn của người Việt cổ.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
– Cảnh gói bánh chưng ngày Tốt thật vui vẻ, đầm ấm.
– Trôn bàn thờ tổ tiên phải có bánh chưng mới gợi được không khí thiêng liêng của ngày Tết Nguyên Đán.
II. BÀI LÀM
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tốt cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.
Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.
Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô’ tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm răng bạc.
Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy. Bô’ tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh. Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, dỗ bùi, thịt béo., ngon quá là ngon ! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế. Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng Trời Đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.
Chia sẻ: Tailieuhay.net