Giao tiếp với xã hội, đâu phải con người bao giờ cũng khôn lên. Không ít kẻ “đi với ma mặc áo giấy” trở thành đầu trộm đuôi cướp khi rời vòng cương tỏa của gia đình, của nhà trường.
Giao tiếp với xã hội, đâu phải con người bao giờ cũng khôn lên. Không ít kẻ “đi với ma mặc áo giấy” trở thành đầu trộm đuôi cướp khi rời vòng cương tỏa của gia đình, của nhà trường.
Vì thế, muốn bồi bổ cho kiến văn và sở học của mình thì phải chủ động sàng lọc những khôn ngoan của người đời trong vô vàn những tạp uế cũng của người đời. Hiểu “sàng” theo nghĩa động từ như vậy nên có người đề xuất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”
Thực ra, khi sàng gạo người la không để trên mặt sàng đủ thứ “oẳn tờ rằn” mà phần lớn hạt gạo có chút lẫn ít tạp vật; khi sàng xong, gạo thì cho vào chum vào hồ đổ nấu cơm, tấm cám hạt cỏ thì cho gà qué, thóc thì trở lại cối xay…
Vậy câu tục ngữ không chỉ khuyên ta lựa chọn cái khôn mà học. Quan trọng hơn là phải phân loại những cái khôn ấy đổ dùng. Ta không chỉ có một túi khôn mà nhiều túi khôn từ việc chọn ở một sàng khôn.
Chia sẻ: Tailieuhay.net