Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm

1. Khái niệm hỗn số

Người ta viết gọn tổng $ displaystyle 1+frac{2}{3}$  của số dương 1 và phân số dương $ displaystyle frac{2}{3}$ dưới dạng $ displaystyle 1frac{2}{3}$ ( tức là bỏ đi dấu cộng) và gọi là một hỗn số.

Số đối $ displaystyle -1frac{2}{3}=-left( 1+frac{2}{3} right)$ cũng là một hỗn số.

Tổng quát khi ta viết gọn tổng của một số nguyên dương và phân số dương bằng cách bỏ dấu cộng xen giữa chúng thì được gọi là một hỗn số.

Số đối của hỗn số này cũng được gọi là một hỗn số.

Như vậy, một hỗn số gồm hai phần: phần nguyên và phần phân số.

Lưu ý. Muốn đổi một phân số dương có tử lớn hơn mẫu thành một hỗn số ta chia tử cho mẫu. Thương tìm được chính là phần nguyên, phần phân số có tử là số dư còn mẫu là mẫu số của phân số đã cho.

2. Phân số thập phân. Số thập phân.

Phân số thập phân là phân số có mẫu là một lũy thừa của 10.

Các phân số thập phân có thể viết dưới dạng số thập phân.

Số thập phân gồm hai phần:

– Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;

– Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

Số chữ số thập phân bằng đúng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.

3. Khái niệm phần trăm

Phân số có mẫu là 100 được viết dưới dạng phần trăm, tức là dạng gồm tử số của phân số đã cho kèm theo kí hiệu %.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *