Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

Giải câu 1, 2 bài Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu.

Câu 1:

Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu.

Phương pháp giải:

Em thâu tóm nội dung chính của mỗi đoạn và đặt tên.

Lời giải chi tiết:

Đoạn 1 : Cậu bé ham học / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái.

Đoạn 2 : Vua Trung Quốc thử tài / Thử tài sứ thần Việt.

Đoạn 3 : Những ngày sống trên lầu cao / Tài trí của Trần Quốc Khái.

Đoạn 4 : Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách. 

Đoạn 5 : Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng / Truyền nghề.

Câu 2:

Kể lại một đoạn của câu chuyện :

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung chính của từng đoạn để kể:

Đoạn 1 : Cậu bé ham học / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái.

Đoạn 2 : Vua Trung Quốc thử tài / Thử tài sứ thần Việt.

Đoạn 3 : Những ngày sống trên lầu cao / Tài trí của Trần Quốc Khái.

Đoạn 4 : Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách. 

Đoạn 5 : Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng / Truyền nghề.

Lời giải chi tiết:

Kể lại các đoạn văn  trong bài:

– Đoạn 1:

Thuở nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé rất ham  học. Nhờ kiên trì, nỗ lực không ngừng mà Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.

– Đoạn 2:

Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả bên Trung Quốc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

– Đoạn 3:

Bởi vì đói bụng, Trần Quốc Khái bắt đầu  tìm kiếm đồ ăn. Ông lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng” rồi hiểu ra và mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra pho tượng được làm bằng bột chè lam. Cứ như vậy, hằng ngày ông bẻ tượng phật mà ăn, lấy nước trong vò mà uống. Nhân lúc nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, học cách thêu và làm lọng.

– Đoạn 4:

Sau khi học được cách thêu và làm lọng ông tìm đường xuống. Nhìn thấy những chú dơi từ trên bầu trời chao liệng như những trước lá, trong lòng ông chợt bừng tỉnh. Ông ôm chiếc lọng vừa làm xong rồi nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc lo tiễn về nước.

– Đoạn 5:

Về tới nước nhà, Trần Quốc Khái bèn truyền dạy cho dân cách thêu và nghề làm lọng mà ông đã học được khi đi sứ. Dần dần, nghề thêu lan rộng khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *