Kể lại một truyện lạ mà em nhớ mãi.

Trong kháng chiến chống Mỹ, với xẻng tay thô sơ,với tinh thần quyết chiến quyết thắng, hàng triệu chiến sĩ và nam nữ thanh niên xung phong đã làm nên con đường chiến lược Trường Sơn – con đường Hồ Chí Minh, một kì tích huyền thoại.

           Vua là người như thế nào ?

 

Ngày xưa vua Henri IV nước Pháp hay cưỡi ngựa đi săn trong rừng. Có một lần nhà vua mải miết theo dấu chân thú đi sâu vào rừng xa. Đến cạnh con suối, Henri gặp một người tiều phu đang ngồi nghỉ. Vua thân mật hỏi:

Anh làm gì đó ? Ngồi chơi hay chờ đợi ai ?

Thưa ông, tôi đang chờ xem vua Henri đi qua.

Người cưỡi ngựa, cặp mắt nheo lại, nhẹ bảo:

Tôi cũng muốn được xem Vua đây. Anh hãy cùng tôi đi tìm nhà Vua, may ra mới gặp được..

Tiều phu vui vẻ leo lên ngựa ngồi sau lưng người lạ mặt. Hai người chuyện trò thân mật lắm. Gã tiều phu băn khoăn hỏi:

Nhưng làm sao để biết rõ ai là vua Hen ri ?

Ô, dễ thôi mà. Anh hãy để ý, trước đám đông, người đội mũ chính là nhà vua đó.

Chỉ một lát sau, hàng trăm kị mã kéo đến. Họ xuống ngựa, tất cả đều ngả mũ

đầu. Bấy giờ, người lạ mặt ngoảnh lại hỏi nhỏ gã tiều phu:

Thế nào ? Anh đã biết ai là Vua chưa ?

Tiều phu thật thà nói:

Đúng là ông hay tôi là vua. Vì ở đây chỉ có hai chúng ta còn đội mũ mà thôi.

Đúng là anh và tôi đều đội mũ.

(Trích “Chuyện vui văn học gần xa”)

Bài đọc: tham khảo Sự tích thần kì: Đường Hồ Chí Minh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, với xẻng tay thô sơ,với tinh thần quyết chiến quyết thắng, hàng triệu chiến sĩ và nam nữ thanh niên xung phong đã viết nên trang sử vàng (Tố Hữu), đã làm nên con đường chiến lược Trường Sơn – con đường Hồ Chí Minh, một kì tích huyền thoại.

Đầu thập niên cuối thế kỉ XX, đường Hồ Chí Minh được mở rộng và hiện đại hoá thành con đường xuyên Việt, kéo dài từ Pác Bó, Cao Bằng đến tận Cà Mau.

Đường được hình thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: có điểm đầu là Hoà Lạc Xuân Mai, Hà Tây (Hà Nội) và điểm cuối là ngã tư Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành vào năm 2005.

Giai đoạn 2: con đường được nối dài từ Hoà Lạc lên Cao Bằng, và từ Bình Phước đến Cà Mau. hoàn thành vào năm 2010.

Giai đoạn 3, con đường được mở rộng đủ mặt cắt ngang theo quy hoạch từ hai đến 8 làn xe, tính từ Hoà Lạc đến Bình Phước.

Đường Hồ Chí Minh là biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và trong sự nghiệp xây đựng đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đường Hồ Chí Minh là niềm tự hào của đất nước và con người Việt Nam chúng ta.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *