Phân tích bài Thề non nước của Tản Đà.

Trong cuộc đời phiêu bạt đó đây, Tản Đà đã ví mình như dòng nước trôi lênh đênh khắp các sông, hồ, bể cả…

Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà.

BÀI LÀM

   Trong cuộc đời phiêu bạt đó đây, Tản Đà đã ví mình như dòng nước trôi lênh đênh khắp các sông, hồ, bể cả, trong khi ấy người tình như non cao đứng sừng sững giữa trời, chịu dày dạn với tuyết sương để chờ đợi tình quản:

   Nước non nặng một lời thề,

   Nước đi đi mãi không về cùng non.

   Trong lời thề xưa, câu ước cũ, dù nước có đi mãi chưa về, non vẫn trọn gìn thủy chung. Trong cảnh khắc khoải đợi chờ, tháng ngày ủ rũ sầu nhớ, non kia có khác nào như cành cây khô héo vì hạn hán đang mong một trận mưa rào để lấy lại nét thắm tươi.

   Ánh trời chiều đã ngã về phía Tây đoài. Những tia sáng cuối ngày càng soi sáng cảnh vật bao nhiêu càng cho ta thấy rõ những nét “nhạt phấn phai hương” và “hao gầy” của người đẹp, vì mong nhớ người đã cùng mình nguyện trăm năm vàng đá:

   Nhớ lời nguyện nước thề non

   Nước đi chưa lại, non còn đứng không.

   Non cao những ngóng cùng trông

   Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.

   Xương mai một nắm hao gầy,

   Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

   Trời tây ngả bóng tù dương,

   Cùng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha,

   Dù trải qua bao năm tháng đợi chờ, vẻ đẹp của giai nhân, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, vẫn còn những nét kiều diễm đáng yêu. Với một mối tình đậm đà, gắn bó không rời, nước non vẫn không thể nào quên nhau được:

   Non cao tuổi vẫn chưa già,

   Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

   Dù cho sông cạn đá mòn,

   Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.

   Lời phân trần, biện bạch nỗi lòng của nước với non mỗi lúc càng thêm chân

   Thành Nước kia có khác nào người đàn ông theo đuổi một chí hướng, về cuộc đời

    Này đây mai đó đã khiến cho mối tình “non nước” phải bị gián đoạn. Nhưng cuộc một thời gian vui thú giang hồ, nước đã trở về sum họp với non, với người tình cũ năm nào, trong cảnh hoan lạc, vui tươi:

   Non cao đã biết hay chưa?

   Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

   Nước non hội ngộ còn luôn.

   Báo cho non chớ có buồn làm chi.

   Nước kia dù hãy còn đi,

   Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

   Nếu nước đã không thể quên non thì non cũng không bao giờ rời xa được nước. Lời thề của non nước sẽ đời đời bất diệt:

   Nghìn năm giao ước kết đôi,

   Non non nước nước không nguôi lời thề.

   Nội dung của bài thơ trên đây được xây dựng trên phương diện tình cảm, một tình cảm thắm thiết và bất di bất dịch. Tản Đà đã dùng non và nước để diễn tả nỗi lòng của mình và người tình cũ một cách tài tình. Dù lời văn có tính cách ước lệ, nhưng không vì thế mà bài thơ kém phần linh động, trái lại nhờ sự ước lệ mà giọng văn trở nên trang trọng, quý phái.

   Về phần hình thức, tác giả đã dùng những chữ gợi hình như: Suối khô dòng lệ, xương mai, hao gầy, đã đẩy tuyết sương, diễn tả được sự mong chờ, thương nhớ của người đẹp. Trong cảnh nhớ mong ấy giai nhân đã võ vàng, tiều tụy.

   Nói đến sắc đẹp của người tình, dù đã trải qua những tháng đợi, năm chờ, vẫn không mất đi những nét “trầm ngư lạc nhân” của thuở nào, tác giả đã viết:

   Trời tây ngả bóng tà dương,

   Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

   Giọng điệu trầm buồn trong lời  thơ đã diễn tả đúng như những tiếng nhạc khi khoan khi nhặt, lúc bổng lúc trầm, hai chữ non non, nước nước được nhắc đi nhắc lại nhiều lượt như lời nức nở than vãn

   Nước non nặng một lời thề,

   Nước đi, đi mãi không về cùng non.

   Nhớ lời nguyện nước thề non”

   Nước đi chưa lại, non còn đứng không…

   Để minh chứng cho lời thề non nước bền chặt với thời gian, tác giả đã dùng những lời lẽ cương quyết, đanh thép:

   Dù cho sông cạn đá mòn,

   Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.

   Toàn bài thơ lời lẽ rất giản dị, chân thành và không có gì là gượng ép hay giả tạo. Đó là nhờ sự rung cảm chân thành của tác giả trong khi sáng tác.

   Tản Đà đã dung hòa được tất cả màu sắc, âm thanh, tình cảm để tạo nên những vần thơ tự nhiên, nhưng có một sức gợi mạnh mẽ.

   Dù có tiếng là phóng túng, Tản Đà vẫn không để cho tình cảm lấn áp lí trí một cách dễ dàng. Thi sĩ đã dùng tình cảm để nâng đỡ lí trí, để tạo cho mình một sự nghiệp văn chương quan trọng.

   Lời thơ của Tàn Đà dù ở phương diện nào cũng tỏ ra phảng phất phong độ của một người rất hăng hái và có nhiệt tâm quyết đem “bút sắt mà mài lòng son”.

   Giữa thời quốc biến, dù không thể  thực hiện hoài bão của mình trong việc giúp dân, cứu nước, Tản Đà cũng đã góp phần vào việc tô điểm cho nền văn học nước nhà dược thêm phần tráng lệ.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *