Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo

Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung chung, mà gắn với mục đích “yên dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nó đã được chứng minh bằng sự tồn tại của nước Đại Việt ta như một chân lí lịch sử:

   Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung chung, mà gắn với mục đích “yên dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nó đã được chứng minh bằng sự tồn tại của nước Đại Việt ta như một chân lí lịch sử:

   Như nước Đại Việt ta từ trước,
   Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
   Nước non bờ cõi đã chia,
   Phong tục Bắc Nam cũng khác;
   Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
   Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
   Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
   Song hào kiệt thời nào cũng có.

   Có đủ tất cả các yếu tố của một quốc gia độc lập tự chủ : quốc hiệu (tên nước), văn hiến, lãnh thổ, phong tục, con người và đặc biệt là “nền độc lập” đã được xây dựng từ bao đời. Những lời văn mạnh mẽ, dứt khoát, có ý khẳng định chắc chắn, Nguyễn Trãi đã khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền dân tộc. Nguyễn Trãi nêu bật lịch sử các triều đại bằng phép liệt kê, song hành, đã khẳng định lịch sử dài lâu của đất nước, đồng thời khẳng định tư thế độc lập ngang hàng của Đại Việt với các triều đại phong kiến phương Bắc
   Nó còn như khẳng định về hậu quả thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng xâm phạm đến độc lập chủ quyền của dân tộc ta:
   Vậy nên:

   Lưu Cung tham công nên thất bại;
   Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
   Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
   Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
   Nguyễn Trãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc. Cách nêu dẫn chứng rõ ràng cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
=> Nói về nước Đại Việt ta, cảm hứng của tác giả tràn đầy niềm tự hào dân tộc. Câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng tạo nên giọng điệu trang nghiêm, khẳng định khi nói về quốc gia độc lập, tự chủ: và đặc biệt nghệ thuật so sánh lại càng tôn cao và khẳng định thêm điều đó: Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần của Việt Nam ngang hàng với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc. Không có một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt thì cũng khống thể có một sự so sánh như vậy.

   Đoạn 2 là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

   Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
   Để trong nước lòng dân oán hận.
   Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
   …….
   Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
   Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

   Tác giả khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động tội ác man rợ của chúng. Nào là tàn sát, giết hại nhân dân kể cả các em nhỏ cũng không tha: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”. Rồi chúng lại bóc lột dân ta bằng thuế khoá nặng nề, ra sức vơ vét tài nguyên đất nước, đẩy người dân đến chỗ đường cùng, thậm chí tính mạng không được đảm bảo:
   Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
   Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
   Còn dã man, tàn bạo đến mức:
– Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
– Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

   Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực. Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.
Ở phần đầu bản cáo trạng là một hình ảnh đầy ấn tượng: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, để rồi két thúc bằng một hình ảnh có giá trị tổng kết cao: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội- Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”. Và cuối cùng là lời phán quyết nghiêm khắc, đanh thép của nhân dân ta về tội ác của chúng:

   Lẽ nào trời đất dung tha
   Ai bảo thần nhân chịu được?

 Chia sẻ: Tailieuhay.net

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *