Phân tích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán.

Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục, có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng đã gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”

Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân.

Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục, có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng đã gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. Nàng gọi Thúc Sinh là “người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là “cố nhân” mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh.

Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều cũng nhắc về  Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa.

Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố “Sâm Thương” cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bò miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu; hành động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Đoạn thơ còn lại miêu tả Thúy Kiểu báo oán.

Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Giọng điệu ấy của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư trong quan niệm dân gian “mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.

Trước thái độ của Kiều, lúc đầu Hoạn Thư có sợ hải “hồn lạc, phách xiêu”, nhưng vẫn kịp ứng phó thông minh “liệu điều kêu ca”.

Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lý thường tình của phụ nữ để gỡ tội.

Rằng tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Tiếp đến Hoạn Thư kể công không hành hạ Kiều và đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm rồi cũng không đuổi theo bắt giữ nàng khi nàng bỏ trốn. Cuốì cùng, Hoạn Thư nhận tội, xin Kiều mở lòng khoan dung độ lượng.

Cách lí sự của Hoạn Thư khiến Kiều phải thừa nhận đây là con người khôn ngoan, giảo hoạt. Người bị đưa tới chỗ khó xử, nàng có răn đe Hoạn Thư nhưng cuốì cùng thì đã khoan dung độ lượng tha cho.

Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư là hợp lí là đúng. Vì cách gỡ tội khôn khéo của Hoạn Thư song chủ yếu là vì tấm lòng Kiều vốn vị tha nhân hậu.

 Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *