Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Về tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có ý kiến cho rằng: Đó là câu chuyện có ý nghĩa hệ trọng của đời người đã bị biến thành một trò đùa.

Đề bài: Về tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có ý kiến cho rằng: Đó là câu chuyện có ý nghĩa hệ trọng của đời người đã bị biến thành một trò đùa. Song có ý kiến khác khẳng định ngược lại: Đó là một trò đùa đã hóa thành điều nghiêm túc, thiêng liêng, một câu chuyện hài hước ẩn chứa những bi kịch xót xa.

       Từ cảm nhận về tình huống của truyện ngắn “Vợ nhặt”, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

BÀI LÀM

Yêu cầu chung: 

   – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.

   – Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản.

Yêu cầu cụ thể:

1. Giới thiệu tác giả – tác phẩm:

   – Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam; cây bút truyện ngắn tài hoa, gắn bó sâu sắc với đời sống của những người lao động nghèo khổ. Các sáng tác của ông thường thiên về miêu tả cuộc sống, miêu tả sinnh hoạt văn háo cổ truyền, thuần phong mĩ tục của người dân.

  – Truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm thành công của Kim Lân,  được viết năm 1954, có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” và lấy bối cảnh từ nạn đói năm 1945.

   – Về tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có ý kiến cho rằng: Đó là câu chuyện có ý nghĩa hệ trọng của đời người đã bị biến thành một trò đùa. Song có ý kiến khác khẳng định ngược lại: Đó là một trò đùa đã hóa thành điều nghiêm túc, thiêng liêng, một câu chuyện hài hước ẩn chứa những bi kịch xót xa.

2. Giải thích ý kiến:

    -Ý kiến thứ nhất: Bản chất đây là cấu chuyện hôn nhân lẽ ra phải là chuyện nghiêm túc nhưng đã bị biến thành trò vui, là sự nô giỡn với hạnh phúc với tín điều thiêng liêng.

   – Ý kiến thứ 2: Tình huống Tràng nhặt được vợ ban đầu là một trò đùa, bông lơn nhưng kết thúc lại trở thành điều có ý nghĩa lớn với đời người, chuyện hạnh phúc nghiêm túc, thiêng liêng, chân thành. Đằng sau tình huống tưởng như hài hước có chứa nhiều xót xa, tủi nhục.

3. Cảm nhận về tình huống truyện “Vợ nhặt”

  a. Đó là câu chuyện có ý nghĩa hệ trọng của đời người đã bị biến thành một trò đùa.

   – Đó là tình huống độc đáo, éo le được thâu tóm trong nhan đề “Vợ nhặt”: Nhan đề hé mở một tình huống truyện độc đáo. Theo truyền thống của người phương Đông, lấy vợ là việc hệ trọng nhất của mỗi đời người, nó phải trải qua nhiều nghi lễ. Nhưng ở đây Tràng nhặt được vợ một cách dễ dàng, tình cờ, ngẫu nhiên theo đúng nghĩa đe của từ này. Người phụ nữ vốn là biểu tượng của hạnh phúc gia đình, thường được nâng niu, trân trọng. Tuy nhiên Tràng lại nhặt được vợ như cọng rơm cọng rác ven đường.

   + Một người như Tràng hội tụ đầy đủ những yếu tố để ế vợ (nghèo khổ, dân ngụ cư, xấu trai, tính tình ngờ nghệch…) vậy mà bỗng nhiên có vợ một cách dễ dàng, lại còn là vợ theo không.

   + Người như Tràng giữa thời buổi đói kém, miếng ăn trở thành vấn đề sinh mệnh lại còn đèo bòng chuyện vợ con. Tình huống lạ ấy đã dẫn đến sự ngạc nhiên cho tất cả mọi người, từ người dân xóm ngụ cư đến bà cụ Tứ và ngay chính bản thân Tràng.

   -> Có thể nói tình huống truyện độc đáo đã phản ánh một cách chân thực số phận khốn khổ của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945, đặc biệt là số phận người phụ nữ.

 b. Đó là một trò đùa đã hóa thành điều nghiêm túc, thiêng liêng, một câu chuyện hài hước ẩn chứa những bi kịch xót xa.

  – Từ câu nói bông đùa của Tràng mà người đàn bà kia chịu theo không về làm vợ.

   –  Khi Tràng có vợ, người dân xóm ngụ cư mừng cho anh nhưng cũng lo cho anh: “những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên…”. Sau niềm vui ấy là những tiếng thở dài ngao ngán. Họ không biết đôi vợ chồng trẻ ấy có nuôi nổi nhau qua được cái kì này không…

   – Bà cụ Tứ một mặt mừng cho con đã lấy được vợ, yên bề gia thất nhưng mặt khác cũng rất lo cho cuộc sống chênh vênh hiện tại của con.

   – Tràng sống trong tâm trạng vui sướng đến bang hoàng nhưng anh cũng có lúc chợn nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bong”

   – Tình huống truyện càng éo le, cảm động hơn khi hạnh phúc cuuar vợ chồng Tràng được đặt trên bối cảnh thê lương, ảm đạm của nạn đói năm 1945 (đêm tân hôn văng vẳng tiếng khóc, tiếng hờn, tiếng quạ kêu, tiếng trống thúc thuế…, chi tiết bát cháo cám…)

-> Tình huống lạ của truyện ngắn “Vợ nhặt” không phải để hợi lên sự tò mò, hiếu kì mà để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

4. Bình luận về các ý kiến:

– Ý kiến thứ nhất chỉ xuất phát từ sự điểm nhìn xã hội, từ chuyện đời để đánh giá nên không chân xác. Ý kiến thứ hai bám sát, căn cứ vào mạch vận động của câu chuyện, và tư tưởng nhân văn của nhà văn.

–  Qua việc xây dựng tình huống truyện, ta thấy:

+ Tác phẩm đã phản ánh chân thực số phận rẻ rúng, tội nghiệp của con người trong xã hội thực dân – phong kiến. Từ đó, cất lên tiếng nói tố cáo đanh thép cái xã hội tàn bạo đã đẩy con người vào cùng cực, khốn khổ.

+ Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Kim Lân: khẳng định ngay cả trong đói khát, con người vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống; ngợi ca tình yêu thương, lòng bao dung của con người.

+ Tài năng xây dựng tình huống truyện của nhà văn.

“Vợ nhặt” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và nền văn học Việt Nam 1945 – 1975 nói chung.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *