Tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hoá hay ghen ghét với những người tài sắ
Lời giải chi tiết
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
Học sinh cần nêu được những ý sau:
* Điểm giống nhau của hai chị em:
– Cả hai chị em đều là những giai nhân tuyệt sắc, “mười phân vẹn mười”.
– Nhan sắc của họ đều như báo hiệu, ẩn chứa trong đó tâm hồn đẹp đẽ, hoặc phúc hậu, hoặc đằm thắm, mặn mà.
* Điểm khác nhau.
– Trong cách miêu tả của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Thúy Vân được làm nên từ ngoại hình (khuôn mặt, nét mày, tiếng cười, giọng nói, nước tóc, làn da) trang trọng, đầy đặn, nở nang. Thúy Kiều vẻ đẹp được làm nên từ sự sắc sảo, thắm tươi như tỏa ra từ đời sống nội tâm của người con gái (đặc tả đôi mắt).
– Nhan sắc của hai chị em đều đẹp hơn những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng với Thúy Vân, thiên nhiên chịu “thua, nhường”, còn với Thúy Kiều, thiên nhiên lại “hờn, ghen”.
– Nguyễn Du không hề nói đến cái tài của Thúy Vân mà chỉ nói đến cái tài của Thúy Kiều. Và cái tài của nàng được ông miêu tả rất kĩ nhất là tài âm nhạc, thứ nghệ thuật mà có người đã gọi “bản ghi nhanh của tình cảm. Và bản đàn Thúy Kiều tâm đắc nhất là khúc nhạc có tên: bạc mệnh.
* Nhận xét: Nguyễn Du rõ ràng không chỉ so sánh tài sắc hai chị em, mà con muốn người đọc thông qua tài sắc nhìn ra được tính cách, đoán được số phận của mỗi người: nàng Vân nhân hậu hiền lành, cuộc sống bình yên; nàng Kiều sắc sảo, tài tình, cuộc đời gặp nhiều sóng gió.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận
Chia sẻ: Tailieuhay.net