Soạn bài Chiếc lược ngà siêu ngắn nhất trang 195 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.
– Phần 2 (tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.
– Phần 3 (đoạn còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.
Nội dung chính: Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 202 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Tóm tắt truyện:
Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
– Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể gửi món quà ấy cho con gái.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 202 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu
– Ban đầu bé Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách:
+ Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu.
+ Chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi là cha.
+ Nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi.
+ Hất cái trứng cá mà ông gắp cho.
+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xu: kêu rổn rảng thật to.
– Khi nhận ra cha:
+ Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”.
+ Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa…
=> Thu có tình yêu thương cha sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi.
– Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, chứng tỏ tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 202 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc sau:
* Những ngày nghỉ phép ở nhà
– Xúc động mãnh liệt trong khoảnh khắc gặp lại con sau 8 năm xa cách.
– Đau đớn vì bé Thu không đáp lại tình cảm của ông mà sợ hãi bỏ chạy.
– Suốt 3 ngày phép ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi.
– Khi chia tay, không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu.
– Sung sướng cảm động khi con gái kêu to tiếng ba.
* Khi ông trở lại chiến trường
– Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
– Không quên lời hứa với con.
– Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
– Trao chiếc lược ngà cho người bạn trước khi chết.
=> Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 202 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Truyện được trần thuật theo lời người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông.
– Tác dụng:
+ Câu chuyện trở nên đáng tin cậy.
+ Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan.
+ Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
Chia sẻ: Tailieuhay.net