Soạn bài Xưng hô trong hội thoại siêu ngắn nhất trang 38 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ
Câu 1::
Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Một số từ ngữ dùng đế xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao…
– Khi để xưng, người nói dùng: tôi, mình, tớ…. với người đối thoại gọi là cậu, anh, chị….
– Nếu dùng ở số nhiều: chúng tôi, bọn mày, bọn tao…
Câu 2::
Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn:
+ Dế Mèn xưng “tôi”
+ Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta – chú mày trong đoạn trích (1), tôi – anh trong đoạn trích (2).
+ Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em – anh trong đoạn trích (1), tôi – anh trong đoạn trích (2).
– Xưng hô như vậy vì:
+ Sự xưng hô trong đoạn (1) cho thấy sự bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, và một kẻ ở vị thế mạnh.
+ Trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô thay đổi đó là sự xưng hô bình đẳng (tôi – anh).
– Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1: => 2
Câu 1::
Trả lời câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Ngôn ngữ châu Âu có từ xưng là 1 từ để chỉ số phức (như “we” trong tiếng Anh) nên có thể dịch sang tiếng Việt là chúng tôi hoặc chúng ta tùy thuộc vào tình huống.
– Do ảnh hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ nên cô học viên có sự nhầm lẫn, làm cho ta có thể hiểu lễ thành hôn là của cô học viên và vị giáo sư Việt Nam.
Câu 2::
Trả lời câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Việc dùng chúng tôi thay cho tôi trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản.
– Thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Câu 3: => 4
Câu 3::
Trả lời câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Đứa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường.
– Nhưng xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ ta – ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.
– Mặt khác, điều đó báo trước, đối với người mẹ, Gióng chỉ là một đứa trẻ, nhưng đối với quốc gia, xã hội, Gióng sẽ là một người anh hùng.
Câu 4::
Trả lời câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Vị tướng gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng là em.
– Cách xưng hô đó thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đốì với thầy giáo của mình.
Câu 5: => 6
Câu 5::
Trả lời câu 5 (trang 40 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Bác xưng là tôi và gọi dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
Câu 6:
Trả lời câu 6 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích này là của một kẻ có vị thế, quyền lực (cai lệ) và một người dân bị áp bức (chị Dậu).
– Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách.
– Còn cách xưng hô của chị Dậu ban đầu hạ mình, nhẫn nhục (nhà cháu – ông), nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn: tôi – ông, rồi bà – mày. Sự thay đổi cách xưng hô đó thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của con người khi bị dồn đến bước đường cùng.
Chia sẻ: Tailieuhay.net