Soạn Ôn tập phần làm văn – Ngữ Văn 11 siêu ngắn

Soạn bài Ôn tập phần làm văn – Ngữ Văn 11 siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

PHẦN I

NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

Câu 1: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bài học Làm văn trong SGK.

Bài học về văn bản

Bài học về thao tác lập luận

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Thao tác lập luận phân tích

Bản tin

Thao tác lập luận so sánh

LT viết bản tin

Thao tác lập luận bác bỏ

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Thao tác lập luận bình luận

LT phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

LT thao tác lập luận phân tích

Tiểu sử tóm tắt

LT thao tác lập luận so sánh

LT viết tiểu sử tóm tắt

LT vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Ôn tập phần Làm văn

LT thao tác lập luận bác bỏ

 

LT thao tác lập luận bình luận

Câu 2: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Trình bày các thao tác lập luận:

Thao tác lập luận

Khái niệm

Yêu cầu

Cách thức tiến hành

Phân tích

Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

+ Hiểu rõ bản chất đối tượng, xác định được tiêu chí, mối quan hệ để phân tích.

+ Phân tích phải gắn với tổng hợp.

 

Chia đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

 

 

So sánh

Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

+ Xác định rõ mục đích so sánh.

+ Xác định rõ tiêu chí so sánh.

+ Đặt các đối tượng trên cùng bình diện, đánh giá trên cùng tiêu chí.

+ Từ kết quả so sánh, rút ra ý kiến về đối tượng.

Bác bỏ

Dùng lí lẽ và dẫn chứng gạt bỏ quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó nêu ý kiến đúng để thuyết phục người nghe.

+ Nắm chắc sai lầm trong quan điểm cần bác bỏ.

+ Lí lẽ và dẫn chứng chính xác, thuyết phục.

+ Thái độ thận trọng, phù hợp.

Nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích nhưng khía cạnh sai lệch của luận điểm/luận cứ/lập luận ấy.

Bình luận

Bàn bạc, nhận xét, đánh giá nhằm thuyết phục người khác tin theo quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực.

+ Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến của mình là xác đáng.

+ Có lời bàn sâu rộng.

+ Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Đánh giá vấn đề.

+ Bàn về vấn đề.

 

Câu 3: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận

– Yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận:

+ Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không tự ý xuyên tạc hay thêm những nội dung không có trong văn bản gốc.

+ Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, phù hợp với mục đích tóm tắt.

– Cách thức tóm tắt văn bản nghị luận:

+ Đọc kĩ văn bản gốc.

+ Lựa chọn các luận điểm, luận cứ, chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

+ Diễn đạt lại các ý đã lựa chọn một cách mạch lạc, ngắn gọn.


Câu 4: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin

 

Tiểu sử tóm tắt

Bản tin

Yêu cầu

+ Thông tin chính xác, khách quan.

+ Nội dung, độ dài phù hợp với mục đích viết.

+ Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không dùng biện pháp tu từ.

+ Có tính chất thời sự kịp thời.

+ Tin phải có ý nghĩa trong đời sống.

+ Tin cần cụ thể, chính xác.

+ Ngắn gọn, tránh rườm rà.

Cách thức viết

+ Giới thiệu khái quát về nhân thân.

+ Trình bày các hoạt động xã hội của người được giới thiệu.

+ Đóng góp, thành tựu tiêu biểu.

+ Đánh giá chung.

+ Khai thác và lựa chọn tin.

+ Viết bản tin (đảm bảo các phần như tiêu đề, mở đầu, triển khai chi tiết).

LUYỆN TẬP

Câu 1: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Trong văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận bác bỏ, phân tích, bình luận. Tác giả đã vận dụng kết hợp hiệu quả các thao tác lập luận, trong đó thao tác bác bỏ là chủ yếu và các thao tác còn lại hỗ trợ đắc lực.

Câu 2: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Phân tích câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công”:

– Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc đúc kết câu cách ngôn đó:

+ Cơ sở thực tế:

        > Đạt được thành công không dễ dàng, ai cũng từng trải qua một hoặc nhiều thất bại.

        > Không có ai ngay từ đầu đã giỏi giang, dày dặn kinh nghiệm và suôn sẻ trong mọi việc.

        > Câu nói trên đúc kết từ kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước trên mọi lĩnh vực đời sống.

+ Cơ sở lí luận: mối quan hệ giữa thất bại và thành công.

        > Thất bại đem lại bài học, kinh nghiệm và hiểu biết bổ ích nếu biết vượt qua.

       > Từ những lần rút kinh nghiệm, lấy thất bại làm bài học, con người sẽ trở nên trưởng thành hơn và vươn đến thành công dễ hơn.

– Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ:

+ Trong kinh doanh: Trước khi Jack Ma trở thành người đàn ông giàu có thứ 14 trên thế giới, ông từng trải qua nhiều thất bại trong sự nghiệp, ông cho rằng “Thất bại càng nhiều càng chứng tỏ bạn cách thành công không xa nữa”.

+ Trong khoa học: nhà phát minh Ê-đi-sơn phải trải qua gần 2000 thí nghiệm thất bại trước khi tìm ra dây tóc bóng đèn điện.

Câu 3: (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ:

– Làm nổi bật giá trị của truyện “Chữ người tử tù”: dạy cho ta rằng muốn nên người phải biết kính sợ ba điều là cái tài, cái đẹp, cái thiên lương bằng cách bác bỏ hai loại người:

+ Bác bỏ loại quỷ sứ: không biết sợ cái gì trên đời.

+ Loại người sợ nhiều thứ, nhất là quyền và tiền nhưng lại không biết sợ cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

– Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn:

+ Lựa chọn hiện tượng/vấn đề sai trái hoặc thiếu chính xác muốn bác bỏ.

+ Bác bỏ vấn đề/luận điểm/luận cứ.

+ Đưa ra quan điểm đúng đắn, tiến bộ.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *