Soạn Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản siêu ngắn

Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản siêu ngắn nhất trang 194 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

PHẦN I

I – DÙNG KIỂU CÂU BỊ ĐỘNG

Trả lời câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

a. Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

b. Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

c. Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động tuy không làm câu sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước.

Trả lời câu 2 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Xác định câu bị động trong đoạn trích và phân tích tác dụng về mặt liên kết ý:

– Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.

– Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục nói về đề tài hắn.

PHẦN II

II – DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

Trả lời câu 1 (trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

a. Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn => Khởi ngữ: hành.

b. So sánh tác dụng của kiểu câu có khởi ngữ và kiểu câu không có khởi ngữ:

– Hai kiểu câu này tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ hành gạo, hai thứ cần thiết để nấu cháo hành. Vì thế viết như Nam Cao là cách viết tối ưu.

Trả lời câu 2 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Câu thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống: câu C.

Trả lời câu 3 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Xác định khởi ngữ trong mỗi đoạn trích và chỉ ra đặc điểm của khởi ngữ:

a. Khởi ngữ: tự tôi => đứng ở đầu câu, trước chủ ngữ, có dấu hiệu quãng ngắt là dấu “,” và có tác dụng nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng.

b. Khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc => đứng ở đầu câu trước chủ ngữ, có dấu hiệu quãng ngắt là dấu “,” và có tác dụng nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước, thể hiện thông tin đã biết từ câu trước.

PHẦN III

III – DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

Trả lời câu 1 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi:

a. Phần in đậm ở vị trí đầu câu.

b. Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ.

c. Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

 Nhận xét: sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ này có cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của chủ thể là bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

Trả lời câu 2 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đáp án C vì:

– Nếu viết theo đáp án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi) thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quãng thời gian.

– Nếu viết theo đáp án B (câu có hai vế đều có chủ ngữ và vị ngữ) thì lặp lại chủ ngữ không cần thiết, gây ấn tượng nặng nề.

– Nếu viết theo đáp án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ) thì không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước.

– Nếu viết theo đáp án C thì vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa uyển chuyển.

Trả lời câu 3 (trang 195 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

a. Trạng ngữ chỉ tình huống: nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

b. Tác dụng: Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của nó là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ câu đầu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại thỏi thầy thơ lại giúp việc).

PHẦN IV

IV – TỔNG KẾT VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

Trả lời câu 1 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống nằm ở đầu câu.

Trả lời câu 2 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Các thành phần trên có tính liên kết, nó gợi nhắc đến thông tin đã được xuất hiện ở câu trước, đoạn trước và tiếp tục nhấn mạnh, phát triển thông tin đó ở câu có chứa nó.

3. Trả lời câu 3 (trang 196 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Các thành phần kể trên có tác dụng liên kết ý trong văn bản, những kiểu câu có chứa chúng cũng mang tính liên kết cao hơn về nội dung, ý nghĩa, nhấn mạnh hơn tính đặc sắc trong biểu đạt của văn bản.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *