Soạn bài Tình yêu và thù hận siêu ngắn nhất trang 197 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đoạn trích gồm 16 lời thoại:
– 6 lời thoại đầu là độc thoại nội tâm của hai nhân vật (họ nói về nhau nhưng không nói với nhau).
– Các lời thoại sau là đối thoại.
=> Phần độc thoại mở đầu mà suy nghĩ, tình cảm của nhân vật được bày tỏ thành thật và tự nhiên, không cần giấu giếm.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong hoàn cảnh thù địch của hai dòng họ:
– Xuất hiện 3 lần trong lời thoại của Rô-mê-ô:
+ Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.
+ Tôi thù ghét cái tên tôi.
+ Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.
– Xuất hiện 4 lần trong lời thoại của Giu-li-et:
+ Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.
+ Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
+ Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh.
+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tâm trạng của Rô-mê-ô trong lời thoại đầu tiên:
– Bối cảnh đêm khuya trăng sáng.
– Tâm trạng của Rô-mê-ô: khao khát yêu đương, bị lôi cuốn, ngây ngất trước tiếng gọi của tình yêu.
+ Say đắm vẻ đẹp tuyệt trần của Giu-li-et.
+ Ước ao mãnh liệt.
+ Sự yêu mến, say mê Rô-mê-ô dành cho Giu-li-et được thể hiện qua hàng loạt so sánh được thể hiện dưới dạng thức tương đồng hoặc tương phản.
=> Cảm xúc mãnh liệt, tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng.
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tâm trạng của Giu-li-et:
– Tình yêu bùng cháy mãnh liệt nhưng lại đi kèm nỗi lo lắng, day dứt, muộn phiền vì hận thù giữa hai gia đình.
– Không hay biết sự có mặt của Rô-mê-ô, nàng trực tiếp thổ lộ tình yêu.
– Bất ngờ khi biết có người đang nghe mình thổ lộ nhưng lại phấn chấn khi biết đó là Rô-mê-ô.
– Ý thức được những bức tường ngăn cách giữa hai người, lo lắng cho sự an toàn của Rô-mê-ô.
=> Cũng như Rô-mê-ô, Giu-li-et chìm đắm trong khát khao yêu đương hồn nhiên, trong sáng. Tâm trạng của nàng vừa mãnh liệt những cảm xúc yêu đương vừa day dứt, lo lắng.
Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Chứng minh vấn đề Tình yêu và thù hận đã được giải quyết trong 16 lời thoại:
– Bao trùm toàn bộ vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-et là xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù của hai dòng họ.
– Khi Rô-mê-ô dũng cảm tìm đến thể hiện quyết tâm yêu đương và Giu-li-et dành cho chàng tình yêu thương:
+ Sự lo lắng thì thù hận bị đẩy lùi.
+ Chỉ còn lại tình yêu trong sáng, gắn kết. Khi ấy, vấn đề tình yêu và thù hận cũng được giải quyết xong.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
– Romeo và Juliet bất chấp mọi thứ để đến với nhau, bất chấp cả sự thù nghịch giữa hai dòng họ.
=> Tình yêu chân chính vượt qua mọi định kiến xã hội.
=> Tình yêu chân chính mang lại cho con người sức mạnh.
=> Tác giả muốn đề cao quyền sống và yêu thương chính đáng của con người, không một thế lực nào có thể chà đạp lên điều đó.
– Phân tích qua lời thoại của các nhân vật.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): Lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet.
– Phần 2 (còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
ND chính
– Tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô – mê – ô và Giu – li – ét. – Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn. |
Tóm tắt
Đoạn trích gồm mười sáu lời thoại, là cuộc gặp gỡ giữa đôi tình nhân Romeo và Juliet. Họ đã bày tỏ tình cảm chân thành của mình với đối phương.
Chia sẻ: Tailieuhay.net