Soạn Vịnh khoa thi Hương – Tú Xương siêu ngắn

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương siêu ngắn nhất trang 33 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Hai câu đầu cho thấy sự khác thường của khoa thi Đinh Dậu (1897):

– Nhà nước: phản ánh tính chất bù nhìn của triều đình phong kiến.

– Lẫn: gợi quang cảnh lẫn lộn, bát nháo khi trường thi Hà Nội và Nam Định thi chung.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh sĩ tử và quan lại ở trường thi:

– Biện pháp đảo ngữ (lôi thôi, ậm ọe): sĩ tử và quan trường hiện lên luộm thuộm, nhếch nhác, thảm hại, sa sút nho phong sĩ khí.

– Hình ảnh vai đeo lọ, miệng thét loa: ồn ào, lố bịch, bát nháo, mất hết diện mạo tôn nghiêm và tôn ti trật tự.

=> Cảnh thi cử nhốn nháo, nhếch nhác, không còn không khí trang trọng, thiêng liêng của các kì thi xưa.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Hình ảnh quan sứ, bà đầm trong hai câu luận:

– Quan sứ, bà đầm: được đón tiếp long trọng ở trường thi, những nhân vật mới đại diện cho chế độ thực dân.

– Phép đối sâu cay: lọng quan sứ >< váy bà đầm: châm biếm, hạ nhục bọn cướp nước và bán nước, đồng thời thể hiện nỗi chua xót, nhục nhã cho số phận sĩ tử thời mạt vận và cho dân tộc nô lệ nói chung.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Hai câu thơ cuối thấm đẫm tính trữ tình, thể hiện tâm trạng đau xót, phẫn uất và nỗi lo lắng cho tình hình đất nước.

– Tình yêu nước thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

Bố cục

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.

– Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.

– Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.

ND chính

– Tác giả Tú Xương vẻ lên cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu

– Tâm sự của tác giả trước tình cảnh đất nước

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *