Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca. Nhà thơ tài hoa của đất Tây Ban Nha ấy đành chấp nhận số mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay (đường hiện lên thành nét, rãnh trong bàn tay) báo trước phận người ngắn ngủi.
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về cái chết oan khuất của Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”.
BÀI LÀM
Cái chết oan khuất của Lor-ca
– Nỗi niềm xót thương Lor-ca được chuyến hóa thành niềm tin bất tử của tiếng đàn Lor-ca không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó còn là tình yêu con người – khát vọng mà ông hằng theo đuổi. Đấy là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào hủy diệt được. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi mãi như thứ cỏ dại “mọc hoang”.
+ Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuối tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca và cả nền văn chương Tây Ban Nha.
Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với Lor-ca. Nhà thơ tài hoa của đất Tây Ban Nha ấy đành chấp nhận số mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay (đường hiện lên thành nét, rãnh trong bàn tay) báo trước phận người ngắn ngủi. Dòng sông rộng mênh mang tượng trưng cho thế giới vô cùng. Con người ấy “ném lá bùa vào xoáy nước”, “ném trái tim” vào thế giới của sự im lặng (cõi chết) đế “bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc”. Đấy có thế coi như một sự giải thoát.
– Câu thơ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: Đây là thể hiện nhân cách nghệ sĩ của Lor-ca. Nó thế hiện tình yêu say đắm với nghệ thuật của Lorca. Đó là tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha (Tây ban cầm). Nhưng Lor-ca đâu phải là người nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. Ông muốn bộc lộ điều sâu sắc đến một ngày nào đó thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Ông đã dặn cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Thật vĩ đại.
Chia sẻ: Tailieuhay.net