Tại sao vợ của Trương Ba lại đòi bỏ nhà ra đi? Thử tìm lời giải đáp cho câu hỏi ấy bằng cách phân tích đoạn trích dưới đây. “Hồn Trương Ba bần thần … Bà! (ngồi xuống, tay ôm đầu)”

Vợ của Trương Ba thấy rõ và cũng đang đau khổ vì tình trạng sống giả đó. Không sống thật với những gì mình vốn có thì thế nào cũng bị tha hóa và cũng bị người đời lánh xa.

Tuy phản ứng gay gắt việc hòa nhập tâm hồn vào xác anh hàng thịt, nhưng chưa biết phải đối phó ra sao với lời kêu gọi “hãy về với tôi này!” của xác hàng thịt thì vợ Trương Ba vào.

1. Về hình thức, những câu, những từ in nghiêng nằm trong hai dấu ngoặc đơn là thành phần phụ chủ nhằm giải thích, gợi ý hướng dẫn cho diễn viên khi diễn xuất. Đó là ngôn ngữ hình ảnh bổ sung tích cực cho ngôn ngữ nói khi diễn xuất.

2. Vợ của Trương Ba nói chuyện với ông qua xác hàng thịt. Tiếng nói thì chỉ nghe, còn cơ thể thì nhìn thấy và suy nghĩ, so sánh…

a. Ấn tượng về anh hàng thịt, về Trương Ba lúc hai người còn sống đã khắc sâu vào tâm trí của người thân, của hàng xóm. Nay, thấy xác hàng thịt nói năng, hoạt động, dù mang hồn Trương Ba nhưng người ta vẫn giữ ấn tượng là anh hàng thịt. Làm sao bà vợ của Trương Ba có thể sống vượt qua ấn tượng ấy khi xác hàng thịt vẫn đập vào mắt?

b. Nói chuyện với hồn Trương Ba về chuyện “Cu Tị bị ốm thập tử nhất sinh” nhưng thực ra vợ Trương Ba muốn bày tỏ lòng mình cho Trương Ba hiểu. Chuyện cu Tị chỉ là cái cớ để bà bộc lộ thái độ của mình trước sự sống nhờ vào thân xác người khác của hồn Trương Ba.

– Là vợ, bà không biết phản ứng như thế nào cho hợp lẽ ngoài sự ra đi khi hồn Trương Ba mang xác hàng thịt về nhà. Nhân chuyện cu Tị ốm thập tử nhất sinh bà đã gợi ý một cách kín đáo rằng trong hoàn cảnh trớ trêu này ông trời bắt cái thân của bà đi là tốt nhất.

Tất nhiên một người tế nhị, trong sạch, ngay thẳng như hồn Trương Ba phải hỏi bà là tại sao, và đi tới chốn nào. Lúc này, bà hé lộ nguyên nhân:

Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được… đi biệt (rưng rưng). Để ông được thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt… Còn hơn là thế này… (khóc)”.

Vợ của Trương Ba vẫn mang bản chất của người phụ nữ, không ghen như Hoạn Thư nhưng vẫn còn máu ghen. Lại nữa bà là người biết hoàn cảnh của chồng hiện tại và cảm thông cho ông:

Tôi biết, ông vốn là người hết lòng thương yêu vợ con… Chỉ tại bây giờ… (khóc). Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa..”.

Là phụ nữ, bà nhạy bén nhận ra chiều hướng của sự đổi thay bất lợi cho chồng, bất lợi cho mình, cho cả gia đình. Không thể xem nhẹ thể xác, không thể xem nhẹ vật chất. Xác thịt có nhu cầu, có tiếng nói riêng của nó. Và rồi nó sẽ chi phối tất cả. Cái thô kệch, thèm ăn ngon, thèm rượu thịt… của xác hàng thịt sẽ lấn át và khỏa lấp sự trong sáng, thẳng thắn của hồn Trương Ba.

Cái đau đớn nhất là bà thấy, biết rằng “ông sẽ đành ưng chịu như vậy”, nhưng như lời tâm sự của bà với ông:

Tôi không còn giúp gì ông được, tốt nhất là… là… không có tôi nữa…”

– Trương Ba đang đau khổ vì tình trạng sống giả, phải mượn xác của anh hàng thịt làm chỗ trú ngụ cho tâm hồn.

Vợ của Trương Ba thấy rõ và cũng đang đau khổ vì tình trạng sống giả đó.

Không sống thật với những gì mình vốn có thì thế nào cũng bị tha hóa và cũng bị người đời lánh xa.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *