Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng của Huế. Là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
ĐỀ 22: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em. (Chùa Thiên Mụ)
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Giới thiệu:
– Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng của Huế.
– Là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.
II.THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
– Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.
– Chùa Thiên Mụ chính thức khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
– Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của 1 Huế.
2. Kết cấu
– Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài.
– Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trinh kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên vuông, cống tam quan là bốn trụ biêu xây sát đường cái, từ công tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bảng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác – một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu).
– Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).
– Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
3. Ý nghĩa
– Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cùng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.
– Vua Thiệu Trị Liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 20 thắng cảnh thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh.
– Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung Ọuốc tới Phú Xuân.
III. KẾT BÀI
– Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ và đẹp của Việt Nam.
– Chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó trường tồn cùng thời gian.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Mà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính – khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.
Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907. Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.
Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác – một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thẳng cảnh được the hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Nãm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung ỌuỐc tới Phú Xuân.
Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.
(Theo Nhiều tác giả, Hỏi đáp về Văn hóa cố đô Huế, 2009)
Nguồn: Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc lớp 6, 7, 8, 9 – Thầy Nguyễn Phước Lợi
Chia sẻ: Tailieuhay.net