Ngoài những ngày lễ quan trọng trong năm, thì có một lễ mà mọi người rất trông mong đó là lễ Gíang Sinh.
ĐỀ 34: Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá của Việt Nam. (Lễ Giáng sinh)
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Ngoài những ngày lễ quan trọng trong năm, thì có một lễ mà mọi người rất trông mong đó là lễ Giáng Sinh.
II.THÂN BÀI
1. Nguồn gốc xuất xứ
– Du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, trẻ em Việt Nam đã rất quen thuộc với lễ hội này.
– Đây là lễ mừng Chúa giáng sinh xuống trần gian để cứu rỗi cho loài người của Thiên Chúa.
2. Đặc điểm , ý nghĩa
– Cả tháng trước lễ Giáng Sinh đường phố các khu thương mại đã rất rực rỡ vì những đồ trang hoàng cho lễ giáng sinh .
– Những hình ảnh làm trẻ em say mê: xe tuần lộc chở ông già Noel đi phát quà, các phong cảnh Giáng Sinh với tuyết rơi được xây dựng với rất nhiều ông già Noel rực rỡ đèn chăng với đông đảo các tín đồ đi dự lễ.
– Cảnh ngôi sao lạ dẫn đường ba vua đến trước hang đá có Đức me , Thánh Giá và Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ, nằm xung quanh có các mục đồng và các chiên lừa thở hơi sưởi ấm.
– Những cây Noel trang hoàng thật lộng lẫy cùng các gói quà và các giấy kim tuyến tượng trưng tơ nhện trong mỗi cửa hàng , mỗi nhà. Những cảnh này được xây dựng nên trước các nhà thờ, các nhà hàng lớn, các khách sạn lớn, các công ty,…và các nhà tư nhân trong các xóm đạo Gò Vấp và khu quận 8 với cácc bóng đèn điện từ nhấp nháy suốt đêm cùng các ngôi sao lớn trước mỗi nhà.
– Vào ngày này thì đường phố kẹt cứng vì mọi người đều túa ra đường, người thì đi biếu quà Giáng Sinh, người thì đi lễ, người thì chỉ đi để mà có được cái không khí háo hức của ngày lễ hội.
– Một điều thích thú mà các Ấu nhi và Tráng nhi thích phụ gia đình làm hang đá, lấy giấy tô màu đen xám dựng nên một hang đá to trong đó sắp tượng Đức Mẹ, tượng Thánh Giuse , máng cỏ trong có chứa hài đồng xung quanh có các em bé mục đồng, một số các C0n chiên, lừa và đằng trước hang đá phía trên cao gắn một ông sao sáng, cuối cùng là đặt tượng Ba Vua.
– Sau hang đá là gắn đồ trang hoàng lên cây Noel: giấy kim tuyến, các quả bóng, các gói quà, các ngôi sao, các con vật, các ông già Noel và các dòng chữ mừng Giáng Sinh (Merry Christmas), chúc mừng năm mới (Happy New Year), các quả bóng, các quả chuông, v.v.
– Đối với các em Âu nhi thích nhất vẫn là được mặc bộ đồ ông già Noel và viết thư xin quà ông già Noel.
– Để xin quà các em phải hứa sẽ ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn và học hành chăm chỉ. Đó cũng là một cách giúp các em tăng tiến về tính hạnh và trước khi đi ngủ tối 24/12, các em sẽ treo đôi tất ở đầu giường để ông già Noel đi qua sẽ bỏ quà vô đó.
III. KẾT BÀI
Lễ Giáng sinh thật là một dịp vui vẻ và bận rộn đối với tất cả mọi người.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Đây là lễ mừng Chúa Giáng sinh xuống trần gian để cứu rỗi cho loài người của Thiên Chúa Giáo, nhưng đã từ lâu mang tính cách một lễ hội quốc tế, vì thế vào dịp Lễ Giáng Sinh kể cả những người không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo cũng tổ chức ăn mừng lễ này rất linh đình. Du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, trẻ em Việt Nam đã rất quen thuộc với lễ hội này. Cả tháng trước lễ giáng sinh đường phố các khu thương mại đã rất rực rỡ vì những đồ trang hoàng cho lễ Giáng sinh. Đó cũng là một cái thú của các em học sinh hàng ngày khi đi học về được đi dạo các đường phố này đế ngắm nhìn đèn hoa, các đồ trang hoàng rực rỡ, thật đẹp đẽ. Cũng như Tết Trung thu với các cảnh đặc biệt liên quan đến lễ Tết này trước các nhà hàng làm trẻ em mê mẩn thì Noel với các cảnh cũng làm trẻ em say mê: Xe tuần lộc chở ông già Noel đi phát quà, các phong cảnh giáng sinh với Tuyết rơi được xây dựng với rất nhiều ông già Noel rực rỡ đèn chăng với đông đảo các tín đồ đi dự lễ. Cảnh ngôi sao lạ dẫn đường ba vua đến trước hang đá có Đức mẹ Thánh Giuse và Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ xung quanh có các mục đồng và các chiên lừa thở hơi sưởi ấm. Những cây Noel trang hoàng thật lộng lẫy cùng các gói quà và các giấy kim tuyến tượng trưng tơ nhện trong mồi cửa hàng, mỗi nhà. Những cảnh này được xây dựng nên trước các nhà thờ, các nhà hàng lớn, các khách sạn, các công ty, v.v… và các nhà tư nhân trong các xóm đạo Gò Vấp và khu quận 8 với các bóng đèn điện tử nhấp nháy suốt đêm cùng các ngôi sao lớn trước mỗi nhà. Tại các nhà tư nhân ở riêng lẻ, tuy không có cái không khí xôm tụ của các khu họ đạo ở liền nhau, nhưng cũng đều có những trang hoàng về Noel. Và thế không chỉ riêng các em, mà người lớn cũng thích xem các khung cảnh này. Còn sinh thời Bố tôi, gia đình thường có thói quen và các đêm 21 hoặc 22 thuê xe taxi đưa cụ cùng các cháu đi một vòng quanh thành phố ngắm cảnh lễ Giáng Sinh và chụp hình lưu niệm. Các ngày sau đó (23, 24) thì đường phố kẹt cứng vì mọi người đều túa ra đường, người thì đi biếu quà Giáng Sinh, người thì đi lễ, người thì chỉ đi để mà có được cái không khí háo hức của ngày lễ hội.
Trở lại với việc trang hoàng trước nhà và đón mừng Chúa Giáng Sinh bằng lề nửa đêm (Réveillovv) trong đó phải có món ngỗng quay hay ít nhất món gà quay, một ô bánh kem mừng Giáng Sinh. Kể từ khi có lề Giáng Sinh tại khắp nơi trong nước, các tín đồ Thiên Chúa Giáo đều rất vui và trân trọng trong khi tổ chức các lễ tiệc này.
Ngày trước tại các trường nhà dòng (của các sơ và các sư huynh) vào tối 24-12 các học sinh được tập trung tại trường để ăn bữa tối và sau đó được đi dạo phố đêm Noel chờ dự lễ nửa đêm. Bữa ăn tối thật vui, nhưng cũng không vui bằng không khí lúc phụ các sơ hoặc các sư huynh chuẩn bị bữa ăn, những bước chân sầm sập những tiếng cười giòn tan, những tiếng gọi í ới luôn vang lên. Ăn xong học sinh chia nhau từng nhóm để hoặc cùng nhau ca hát, nói chuyện, đổ vui hoặc đi dạo phố ngắm cảnh đêm Noel. Đến hồi chuông đêm thứ nhất, mọi người tập trung để vàc dự lễ đúng 12 giờ đêm.
Một điều thích thú mà các Ấu nhi và Tráng nhi thích là phụ gia đình làm hang đá lấy giấy croquis tô màu đen xám để giả làm đá, dựng lên một hang đá to trong đó sắp tượng đức mẹ Maria, tượng thánh Giuse, máng cỏ trong có chứa hài đồng xung quanh có các em bé mục đồng, một số các con chiên, lừa và đằng trước hang đá phía trên cao gắn một ông sao sáng, cuối cùng là đặt tượng Ba Vua.
Sau hang đá là gắn đồ trang hoàng lên cây Noel: giấy kim tuyến, các quả bóng, các gói quà, các ngôi sao, các con vật, các ông già Noel và các dòng chữ mừng Giáng Sinh (Merry Christmas), chúc mừng năm mới (Happy New Year), các quả bóng, các quả chuông, v.v.
Đối với các em Ấu nhi thích nhất vẫn là được mặc bộ đồ ông già Noel và viết thư xin quà ông già Noel. Đổ xin quà các em phải hứa sẽ ngoan ngoãn, biết vâng người lớn và học hành chăm chỉ. Đó cũng là một cách giúp các em tăng tiến về tính hạnh và trước khi đi ngủ tối 24/12, các em sẽ treo đôi tất ở đầu giường để ông già Noel đi qua sẽ bỏ quà vô đó: đây thật là những niềm vui thần tiên của tuổi ấu thơ.
Vì mùa Giáng sinh trước đây cùng là mùa nghỉ đông, nên thường các trường nhất là trường dòng đều được nghỉ một tuần, vì thế các em tráng nhi lại có dịp chơi xa với gia đình hay đi trại với các hội đoàn. Cả tháng trước Noel ở trường em tập văn nghệ, tập đọc lời chúc mừng và cám ơn Ban Giám hiệu và thầy cô để chuẩn bị cho buổi trình diễn ở trường trước khi nghỉ lễ cũng như bận rộn, thích và hãnh diện làm báo tường (bích báo) với các bài liên hệ tới mùa Giáng Sinh và Tết Tây (tết Dương Lịch). Các em lại còn thích xem bao nhiêu là thiệp (card ) đẹp hoặc bận rộn trổ tài làm lấy thiệp để chức mừng, cám ơn bố mẹ, thầy cô tặng bạn bè, cũng như phụ với bố mẹ chọn mua các đồ gắn cây thông Noel và mua quà tặng bố mẹ, thầy cô, bạn bè.
Lễ Giáng sinh thật là một dịp vui vẻ và bận rộn mà thích ơi là thích đối với các em, và cũng là dịp để các em (tráng và ấu nhi) sửa đối và làm tính hạnh mình tốt hơn, hoàn hảo hơn theo các lời giảng của các vị linh mục tại các buổi lễ chuẩn bị đón chúa Giáng sinh: làm việc lành, kính chúa, yêu người.
(Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010)
Chia sẻ: Tailieuhay.net