Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học Trung Quốc; cũng là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại.
1 .Ôn lại thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ lục bát đã học ở lớp 6 lớp 7
Thơ Đường và thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Gợi ý
Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học Trung Quốc; cũng là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại.
Thơ Đường còn lại khoảng 48.000 bài của trên 2.300 thi sĩ; trong đó Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.
Triều đại nhà Đường tồn tại khoảng 300 năm (618-907) tuy có nhiều lúc thăng, trầm, nhưng đó là một thời kì mà xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh, cường thịnh. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mở mang. Nghề dệt tơ lụa, làm giấy, làm vàng bạc trang sức, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, hàng hải,… đạt đến trình cao, chói sáng. Việc học hành thi cử được đề cao, kẻ sĩ được trọng vọng. Làm quan, làm thơ là vinh hạnh cao sang. Đó là những nguyên nhân làm cho Đường thi phát triển một cách kì diệu, mạnh mẽ.
Nội dung thơ Đường rất đa dạng và phong phú. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình, cảm hứng nhân đạo, nguồn vui thú nhàn tản, cuộc sống bình dị nơi đồng quê… là những cảm hứng dào dạt.
Thơ Đường gồm có cổ phong, Đường luật.
Cổ phong là thể thơ cổ (cổ thể) chí cần có vần, đọc thuận tai, êm tai. Thơ Đường luật có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng, không thể đơn giản. Có hai loại chính: Thơ bát cú Đường luật (ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú) và thơ tứ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt).
Trong phạm vi bài này, chỉ giới thiệu về một vài nét cơ bản về thi pháp của thế thơ thất ngôn bút cú Đường luật.
1. Số câu, số chữ: mỗi bài chỉ có 8 câu, mỗi câu chỉ có 7 chữ.
2. Vần: có thể là vần bằng hoặc vần trắc; phần lớn là vần bằng. Mỗi bài có 5 vần chân. Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối các câu chẵn: 2, 4, 6, 8.
3. Luật bằng, luật trắc: chữ thứ 2, câu thơ thứ nhất là bằng thì bài đó là luật bằng. Chữ thứ 2, câu thơ thứ nhất là trắc thì bài thơ ấy là luật trắc.
Ví dụ:
– Câu “Vần là hào kiệt vẫn phong lưu” có chữ thứ hai là bằng (là), vậy bài thơ “Cảm tác vào ngục Quảng Đông” là luật bằng.
– Câu “Tang thương dời đổi mấy thu đông” có chữ thứ hai là bằng (thương), vậy bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là luật gì?
Câu thứ nhất bài “Qua Đèo Ngang”: “Bước tới Đèo Ngang bỏng xế tà”, câu thơ thứ nhất bài “Bạn đến chơi nhà”: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”; qua đó, ta biết cả hai bài thơ đều viết theo luật trắc.
4. Bố cục: bài thất ngôn bát cú gồm có 4 phần:
– Đề (câu 1, 2).
– Thực (câu 3, 4).
– Luận (câu 5, 6).
– Kết (câu 7, 8).
5. Đối: Trong bài thơ thất ngồn bát cú, bắt buộc câu 3 đối với câu 4; câu 5 đối với câu 6. Không đối hoặc thất đối thì độc giả cười và xếp tác giả vào loại “chưa sạch nước cản” hoặc kẻ tập tọng “đẽo chữ gọt vần”! Trên báo chí hiện nay thấy nhiều bài thơ (viết theo thất ngôn bát cú) rất buồn cười, bất chấp cả thi pháp.
Các bài: “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn”,… nghệ thuật đối rất chặt chẽ, nghiêm chỉnh.
– Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
– Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
– Câu 5: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
– Câu 6: Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
– Câu 3: Xách búa đánh tan năm bảy đống,
– Câu 4: Ra tay đập bể mấy trâm hòn.
– Câu 5: Tháng ngày bao quán thân sành sỏi,
– Câu 6: Mưa nắng càng bên dạ sắt son.
Phép đối quy định như thế nào?
– Số chữ, phải bằng nhau.
– Trắc đối với bằng, bằng đối với trắc (các chữ 2, 4, 6).
– Ý phải đối ý
– Đối từ loại: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, v.v…
Các yếu tố khác như niêm, thanh điệu bằng, trắc, v.v… sẽ nói vào dịp khác.
Tại sao phải nắm thi pháp Đường thi?
Nắm thi pháp nói chung, cũng như nắm thi pháp thơ thất ngôn bát cú Đường luật nói riêng là để việc cảm thụ, phân tích thơ có cơ sở khoa học, không thể nói chung chung, cảm tính, tuỳ tiện.
Chia sẻ: Tailieuhay.net