Thịt quả vải tươi gần như trong suốt, màu trắng mềm, mọng nước, vị ngọt, mùi thơm. Quả vải càng nhỏ hạt càng quý.
Vải là loài cây thuộc họ vô hoạn tứ. Quả vải còn gọi là quả tu hú. Tháng 6, tháng 7 hàng năm, tu hú kêu tha thiết bồi hồi trên đồng quê cũng là mùa vải chín rộ. Mùa vải trên những vùng đồi Bắc Giang, vải chín đỏ đất trời. Vải thiều Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương là thơm ngon nhất.
Quả vải hình cầu hoặc hình trứng, vỏ trông sần sùi như có gai trên bề mặt, khi chín chuyển thành màu đỏ. Thịt quả vải tươi gần như trong suốt, màu trắng mềm, mọng nước, vị ngọt, mùi thơm. Quả vải càng nhỏ hạt càng quý.
Cành vải giòn, nếu quả nhiều quá sẽ làm gãy cành nên cần phải dùng cây chống đỡ.
Cùi vải có thể ăn tươi, sấy khô, hoặc làm vải hộp, có giá trị kinh tế cao, vải tươi, quả to, múi dày trắng, có vị ngọt thơm là vải quý, vỏ và hạt vải, phơi khô tán bột làm thuốc chữa trị bệnh lị, bệnh mẩn ngứa .
Vải là đặc sản của phương Nam được các vua, chúa đời Đường hết sức trọng vọng coi là “Vua của các loại quả”. Nhà thơ Bạch Cư Dị đã ca ngợi như sau: “Bóc ra múi trắng như thủy tinh, ăn lại mềm như tuyết xốp, mùi vị thật tuyệt vời, thật không hổ danh”. Nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm “Thương nhớ mười hai” coi quả vải là thời trân của Bắc Việt.
Chia sẻ: Tailieuhay.net