Tìm điều thú vị trong dân ca

… Môi trường sinh sống, lao động ảnh hưởng sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến nhận thức thẩm mĩ của nhân dân. Đồng thời, môi trường diễn xướng cũng góp phần trực tiếp vào sự thể hiện, miêu tả của dân ca.

… Môi trường sinh sống, lao động ảnh hưởng sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến nhận thức thẩm mĩ của nhân dân. Đồng thời, môi trường diễn xướng cũng góp phần trực tiếp vào sự thể hiện, miêu tả của dân ca. Những hình ảnh cảnh vật ở Kiên Giang cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long được ông bà ta sử dụng, khai thác triệt để như: Cây mù u, cây vông đồng, cây cám, cây sầu đâu, trái sầu riêng, cây sậy, trái khổ qua, con chim nhạn, con chim vịt, con cồng cộc, con quạ, con bìm bịp, con dế, cái đìa, cái lờ, cái nơm, cái đăng…

Các loài cây, loài trái, loài vật, loài chim, vật dụng rất dân dã, rất đơn sơ, rất bình thường, song chúng lại rất dễ gợi cảm, gần gũi với con người, phù hợp với tâm trạng, thân phận của người nông dân.

Số phận cây mù li như câu đố sau đây:

Một mình nhiều tật phải cam

Số mình phủi chịu biết làm sao đây

Hình ảnh cây mù u được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Gợi thương cảm rốì bời cho người con trai:

Mù u bông trắng, lá quấn nhụy huỳnh

Thấy em bửa củi một mình anh thương.

Gợi nỗi niềm luyến tiếc:

Bướm vàng đậu đạt mù u

Lấy chồng cùng sớm tiếng ru cùng buồn.

Gợi cảnh bịn rịn, chia lìa:

Nước ròng chảy thấu Nam Vang

 Mù u chín rụng, sao chàng biệt li.

Cây bần gợi cảnh bần cùng, khiêm nhường, không mời mọc những ai lại gần nó mà ngắm nghía:

Cây bần kia hỡi cây bần

Lá xanh bông thắm lại gần không thơm.                                           

Phận nó thì rất hâm hiu như cô gái cơ hàn:

Cảm thương ô dưới bời lời

Cha sao, mẹ sến dựa nơi gốc bần.

Đời người con gái lênh đênh, phiêu bạt, nổi trôi trong cái xã hội đầy rẫy những định kiến trước kia, không hi vọng gì đến hạnh phúc:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu!

Ai từng đi trên con sông rạch tối trời, đều bắt gặp bóng dáng cây bần nhấp nhánh hàng ngàn con đom đóm, giống như cây thông đêm Nô-en và nó gợi cho ta cảnh hoang sơ bí hiểm, tự dưng nhớ lại người con gái nào đó để hờn trách:

Bần gie đóm đậu sáng ngờ

Lỡ duyên tại bậu, trách trời sao nên.

Dưới bóng mát cây bần có lần là nơi hò hẹn:

Sáng neo ghe dựa cây bần

Em thương nói vậy châ biết mình gần hay không

Rồi tình duyên lỡ làng vì một thế lực nào đó, người ta phải nêu lên, mắng nhiếc:

Mồ cha đứa đốn cây bần

Chang cho ghe cú đậu gần ghe tôm.

Sau đây là hình ảnh cây vông đồng, cây cám, câu sầu đâu có cách thể hiện riêng:

– Cây vông đồng không trồng mà mọc

Con gái đất này không chọc cũng theo.

Cây vông nhỏ lá nên anh gọi cây vông đồng

Anh nói chơi lựa chỗ không chồng mà anh nói chơi.

– Ngó lên cây cám, cám khô

Ngó về Tân Hội, tám cô chưa chồng.

Nước ròng chảy thấu Tam Giang

Sầu đâu chín đỏ sao chàng còn đây.

Ngọn gió hiu hiu, man mác làm bông sậy bay phiêu bạt trong trời đất mênh mông gợi nhớ gợi thương mối tình chớm nở:

Ai về giồng dứa qua truồng

Gió day bông sậy, để buồn cho em.

Gió đưa cây sậy nằm dài Ai làm em bậu buồn hoài không vui.

Đắng nhất là bồ hòn, ngon mà đắng là khổ qua. Nhưng không phải ai ai cũng  đều ăn quen món khổ qua hầm thịt. Cuộc đời cũng có lúc trót lờ khó xử phân

Đói lòng ăn trái khố qua

Nuốt vô sợ đắng, nhả ra bạn cười.

Quả thật “bỏ thì thương, vương thì tội!” Hình ảnh trái khổ qua còn miêu tả sự thử thách, thủy chung:

Khổ qua xanh, khổ qua đắng

Khổ qua mắc đắng khổ qua đèo

Anh thương em không kể giàu nghèo

Mấy sông cũng lội. mấy đèo cũng qua.

Con chim nhạn là hiểu tượng của trạng thái ưu phiền, mong đợi khắc khoải: Tôi rồi con chim nhạn về rừng

Khăn lau nước mắt ngó chừng người thương

Nằm nghe con nhạn kêu ngoài Bắc

Em nhớ tới anh ruột thắt chín tầng.

Hoặc:

Nhạn về biển Bắc nhạn ơi!

Bao thuở nhạn hồi đế én đợi trông.

Gợi cảnh lẻ loi, đơn chiếc:

Nhạc lạc bầy rư ngõ kêu sương

Ngày thời nhở nhạn nenn canh trường nhớ anh.

So sánh cuộc đời trôi nổi, lang thang:

Vợ chồng người ta đủ đôi đủ bạn

Vợ chồng mình như con nhạn kêu sương.

Nhờ con chim nhạn đưa thư:

Làm thư chẳng biết cậy ai đem

Cậy cùng chim nhạn đặng đem cho mình.

Cũng vì con chim này là bạn thân thuộc, gần gũi của con người, nên không nỡ giết hại nó, không thể để sự mất mát đáng tiếc:

Nhạn đâu cành sung, giương cung bắn nhạn

Con nhạn chết rồi, làm bạn với ai?

ít ra nó cũng hiền lành, trong trắng, nên con người không muốn có cái cảnh:

Khốn thay nhạn ở với ruồi

Tiên ở với cú người cười với ma!

Tiếng con chim vịt nghe càng não ruột hơn, nghe mà cảm thấy nỗi buồn da diết, quặn đau:

Chiều chiều chim vịt ủ ê

Em không ở lại, em về anh đưa.

Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau…

Lê Giang

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *