Trình bày các phần của bài Bạch Đằng Giang Phú

Bạch Đằng giang phú là một bài phú theo lối cổ thể, được tác giả tuân theo đúng quy tắc kết cấu của thể loại

     Bạch Đằng giang phú là một bài phú theo lối cổ thể, được tác giả tuân theo đúng quy tắc kết cấu của thế loại. Như Bùi Văn Nguyên đã phân tích, bài phú gồm 6 phần:

  1. Lung, tức phần phá đề:

“Khách có kẻ., tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”. Nói: ham thích du ngoạn mà cũng là tráng chí của tác giả.

      2.  Biện nguyên, tức phần thừa đề.

“Bèn giữa dòng… thuyền bơi một chiều”.

Nói: cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng.

      3.   Thích thực: tả tỉ mỉ cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng.

“Bát ngát sóng kình… dấu vết luống còn lưu”.

Cảnh trên sông Bạch Đằng hùng vĩ nhưng đìu hiu, gợi buồn.

      4.  Phu diễn; nghĩa là trình bày để minh họa thêm chủ ý đoạn trên.

“Bên sông các bô lão… nghìn xưa ca ngợi”.

Các bô lão kể cho tác giả nghe về mảnh đất lịch sử oanh liệt, về trận chiến thắng lẫy lừng của nhà Trần trên sông Bạch Đằng.

      5. Nghị luận, tức lời bàn của các bô lão.

“Tuy nhiên… nhớ người xưa chừ lệ chan”.

Các bô lão nhân mạnh vai trò của con người, đặc biệt là của Đại Vương Trần Hưng Đạo đôi với thắng lợi của trận đánh.

       6.  Kết: phẩn còn lại của bài phú.

Lời tổng luận của các bô lão và kết luận của tác giả.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *