Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất. Suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến trên.
Bài làm
Như một bản đàn với nhiều tiết tâu, một bức tranh với sự kết hợp của những mảng màu khác nhau, cuộc sống cũng có lúc thăng trầm, lúc tràn ngập niềm vui khi đong đầy nước mắt, lúc hạnh phúc tột đỉnh, khi lại khổ đau đến tột cùng rạng rỡ với những thành công và cũng không ít lần cay đắng bởi những thất bại. Bởi thế, trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất.
Trên hành trình khám phá cuộc sống, con người luôn luôn mong muốn vươn tới những điều tốt đẹp, và gặt hái được những thành công. Thế nhưng trên con đường ấy không hề bằng phẳng mà còn nhiều chỗ khúc khuỷu, gập ghềnh và cũng chính những đoạn không hề dễ đi ấy có thể làm ta vấp ngã có thể phải chấp nhận một sự thất bại. Thất bại có thể là không đạt được mục đích mà mình đề ra; cũng có khi là sự bế tắc trong việc tìm ra giải pháp cho những khó khăn. Thế nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất chính là khi bạn nản lòng, không còn muốn cố gắng để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
Cuộc sống vô cùng đa dạng, thiên biến vạn hoá và trong cái thế giới bao la muôn hình vạn trạng ấy mỗi con người chi là một phần rất nhỏ bé. Hơn nữa “Nhân vô thập toàn”, con người không có ai là hoàn hảo cả. Vì thế sự vấp ngã trước những khó khăn là một điều hết sức bình thường. Thế nhưng, nêu trước những thất bại ấy mà ta nản lòng, không còn động lực để cố gắng nữa thi ta chẳng bao giờ đến được với thành công. Người khôn ngoan trong cuộc sống luôn ghi nhớ rằng: không thành công hay thất bại nào là cuối cùng cả. Vì thế nếu ta yếu lòng trước một thất bại cũng có nghĩa là ta sẽ đầu hàng và có nghĩa với việc sẽ chẳng bao giờ ta có cơ hội để thành công. Còn thất bại thảm hại hơn thế? “Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã” (M.A.Ca-re-ra). thất bại là điều không ai mong muốn, thế nhưng, trong cuộc sống sự thật sẽ cho ta thấy mình thực sự ở đâu, thật sự cần gì, đang thiếu những gì. Ai biết là không nên mềm yếu trước thất bại nhưng để thực hiện được nó thì không hề đơn giản, sự yếu lòng trước những lần vấp ngã chủ yếu là do chủ quan,do cá nhân không tự trang bị cho mình một bản lĩnh vững vàng để đối với khó khăn. “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
Và trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đã đứng dậy sau vấp ngã. Để có thể tiếp tục sống và trở thành người có ích, những con người tàn tật đã phải vượt biết bao đau đớn, mặc cảm sau khi dường như đã mất hoàn toàn niềm tin ở cuộc sống. Có những danh nhân thành đạt lập nghiệp từ hai bàn tay trắng gây dựng lại cơ nghiệp sau khi bị phá sản. Phải qua bao thử nghiệm thất bại có được một phát minh khoa học có giá trị,… Thế nhưng, trong xã hội hiện nay không ít những người trẻ, những thanh niên dường như đã gục ngã sau những thất bại, thậm chí đã có người tìm đến cái chét khiến xã hội phải rung lên hồi chuông báo động về bản lĩnh của thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi người hãy tự học chấp nhận thất bại đúng đắn nhất. Hãy rèn luvện cho mình sự kiên nhẫn, tự tin, sự vững vàng để cố gắng đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, hành trang quan trọng để chúng ta đứng dậy sau mỗi lần thất bại là phải rút ra được những kinh nghiệm để không bao giờ thất bại nữa. Tuổi trẻ với nhiều ước ao hoài bão đồng nghĩa với việc sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng mỗi ta đừng tự cho phép mình thất bại. Thất bại chi thực sự có ý nghĩa khi ta không thể thay đổi tình thế dù đã cố gắng hết sức. Riêng với bản thân mình, tôi rất thích câu nói của Mô-ra-vi-a: “Thành công là một cuộc hành tình chứ không phải đích đến”. Trong cuộc hành trình đó, bản lĩnh, niềm tin, sự vững vàng và tri thức, kinh nghiệm sẽ là những phương tiện hữu ích nhất.
Cách ứng phó trước những thất bại trong cuộc sống cũng là một trong những cách để người khác đánh giá về con người bạn. Bởi thế có lẽ không phai vô cớ khi A. Lin-côn lại nói: “Điều tôi muôn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
Phạm Minh Trang
(Trường THPT Ngọc Tảo, Phúc Thọ – Hà Nội)
Chia sẻ: Tailieuhay.net