“Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương

Hai câu 1 và 2 tả không khí, bối cảnh chung của kì thi hương năm Định Dậu 1897.

Phân tích bải thơ “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương

BÀI LÀM

   (…) Hai câu 1 và 2 tả không khí, bối cảnh chung của kì thi hương năm Định Dậu 1897. Người ta vẫn duy trì lệ ba năm mở một khoa thi nhưng chủ nhân các kì thi bây giờ đã thuộc về nhà nước, tức là thực dân Pháp xâm lược. Nhức nhối tâm trạng thi trong cảnh mất nước, nô lệ. Cảnh thi nhốn nháo: Trường Hà Nội thi chung với trường Nam Định. Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ nỗi buồn sâu lắng của tác giả trước cảnh đất nước bị mất quyền độc lập, tự chủ. Chuyện thi cử thực ra là một phần của chuyện đất nước.

   Hai câu 3, 4 tả thực sĩ tử và quan trường Việt Nam. Cái nhìn thi cử được lọc qua tâm trạng chán nản, đau buồn của tác giả đã chuyến thành những hình ảnh hài hước mà chua chát. Việc đảo ngữ có hiệu quả đánh kể: Nhà thơ chủ yếu không quan sát sĩ tử mà đập vào mắt là dáng vẻ lôi thôi của họ. Sự sa sút Nho phong sĩ khí là ấn tượng nổi bật. Nhà thơ không nghe nội dung lời nói của quan trường mà nghe thấy âm thanh méo mó, kì dị của tiếng loa phát ra ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Thét làm ra vẻ hách dịch, ra vẻ ta đây đang là chủ nhưng vị trí thực của quan trường cũng như quan lại nói chung lúc đó ra sao thì hai câu thơ 5, 6 sẽ nói rõ.

   Hai câu thơ 5 và 6 tả đại diện của thực dân xâm lược. Cờ cắm rợp trời trong truyền thống là đón các quan lại Việt Nam thường đến thăm các trường thi, nếu là kì thi Tiến sĩ thì đích thân nhà vua đến ra đề và chấm. Hóa ra lễ nghi ấy là đón tên quan Tây (quan sứ tên đầy đủ là quan công sứ).

   Đối giữa câu trên với câu dưới cũng tạo nên sắc thái trào lộng, mỉa mai, đả kích mạnh mẽ. Cờ đối với vây, rợp trời đối với quét đất. Cái trang trọng của tên quan sứ bị hạ bệ ngay bằng chiếc váy của mụ đầm. Nhưng hai câu thơ cũng hàm chứa kín đáo tâm trạng đau đớn, nhục nhã, uất ức của tác giả, hẳn cũng là một sĩ tử trong đó. Còn chi nói đến chữ nghĩa thánh hiền, luân thường đạo lí cao siêu khi mà kẻ làm chủ kì thi là những kẻ ngoại bang xa lạ.

   Câu cuối cùng “Ngoảnh cổ mù trỏng cảnh nước nhà”, là lời kêu gọi, nhắn nhủ của một nhà nho hướng đến những sĩ tử, những trí thức đất Bắc và tất cả người Việt Nam một lần nữa nhìn lại thực trạng đất nước bị mất độc lập, cảm nhận thấm thìa hết nỗi đau, nỗi nhục mất nước, từ đó có những suy nghĩ và hành động cần thiết. Lời thơ chất chứa tâm sự dưới hình thức trào phúng nhưng mang nỗi lòng ưu tư cua người trí thức, một thoáng buồn và uất ức (…)

Theo Trổn Nho Thìn

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *