Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta
Đề bài: Ý nghĩa hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
BÀI LÀM
Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta, niềm tự hào của Tây Ban Nha với hình ảnh áo choảng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha.
Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: Tiếng đàn bọt nước, tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta đá xanh. Tiếng ghi ta tròn bọt, nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau. Khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết, đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.
Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ lôn vinh được đan kết hài hòa vào những cung bậc thanh ầm của tiếng đàn ghi ta.
Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nó đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như liếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.
Chia sẻ: Tailieuhay.net