Thuyết minh về một loài đông vật, vật nuôi hay một loài cây ở quê hương em ( lũy tre )

Trước đây. mỗi làng Việt Nam đều nằm trong một lũy tre xanh, hay nói cho đúng, lũy tre xanh bao bọc khu thổ cư của làng.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trước đây. mỗi làng Việt Nam đều nằm trong một lũy tre xanh, hay nói cho đúng, lũy tre xanh bao bọc khu thổ cư của làng. Dân làng sống trong luỹ tre, ở ngoài lũy tre vẫn là đất làng, nhưng đất đây thuộc khu thổ canh, nơi dân làng canh tác  trông thóc lúa hoa màu.

Ban ngày dân làng làm lụng ở ngoài đồng, mỗi gia đình chi còn lại trong nhà một vài người, thường là người già và trẻ em, hoặc tại những làng có thủ công nghệ. thì những người hành nghề thủ công cùng tạm xếp nghề để lo công việc ruộng nương.

Ngày làm việc ở ngoài đồng, chiều tối, mọi người đều về làng nằm trong lũy tre xanh.

Lũy tre xanh ăn vào lề thói nếp sống của dân ta, và có liên quan mật thiết với dân làng cùng như cây đa đầu làng.

Tiìm hiểu về làng quê Việt Nam, nhất là tìm hiểu về nếp sinh hoạt của dân quê, chúng ta không thể không tìm hiểu về lũy tre làng.

Lũy tre làng đổi với dân làng có rất nhiều ý nghĩa, đã có một nguồn gốc và có những công dụng riêng, người dân Việt Nam ngày nay, dù ở nơi thành thị cũng cần tìm hiểu để thấy rõ sự liên quan mật thiết giữa lũy tre xanh với dân làng.

Ở đây chúng tôi lần lượt thử trình bày về mấy điếm của lũy tre làng mật thiết với dân xã:

–     Nguồn gốc lũy tre.

–     ý nghĩa tượng trưng.

–     Công dụng.

–     Lũy tre với hào nước quanh làng.

–     Tình thắm thiết của dân làng đối với lũy tre.

NGUỒN GỐC LŨY TRE

Theo Trần Thế Pháp trong Lĩnh Nam Chích Quái thì sau khi vua Hùng Vương thứ ba truyền ngôi cho Lang Liêu, hai mươi mốt anh em của Lang Liêu đều giữ phiên trấn, lập làm bộ đảng, cử thử núi sông đê làm hiểm cố.

Về sau họ hằng tranh nhau làm trưởng, mỗi người dựng mộc sách để che kín, bởi vậy gọi là sách, là trại, là trang, là phường khởi thuỷ từ đấy.

Sách, trại, trang, phường là những danh từ trước đây dùng để chỉ thôn ấp làng xã ngày nay, còn mộc sách chính là hàng rào dây bao bọc chung quanh làng.

Do sự tranh giành làm trưởng, các quan Lang để giữ vững địa thế của mình đã tạo nên những hàng rào cây chung quanh địa hạt của mình.  Hàng rào cây ấy chính là lũy tre xanh sau này.

Nếu xưa kia về đời Hùng Vương, hàng rào cây chung quanh môi sách của các quan Lang là một cộng sự để chống giữ sách, thì về sau lũy tre xanh chính là bức tường thành vững bền của mỗi làng, mỗi thôn đê chống giữ giặc cướp.

Thường giặc cướp muốn công phá một hàng nào, đều bị dân làng nương vào lũy tre xanh chống cự. Lũy tre xanh che kín khu thổ cư của làng ngoại trừ hai cổng đầu làng và cuối làng. Xưa kia nếu một làng nào bị giặc cướp tràn vào thường trong làng có nội tuyến của địch, và các cụ vẫn nói: Bọn cướp có nội.

Lũy tre xanh có từ đời Hùng Vương và tồn tại mãi cho tới ngày nay, trải qua tất cả mọi cuộc biến thiên của lịch sử.

Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

Vói một nguồn gốc từ ngàn xưa, với thời gian, trải qua bao nhiêu cuộc hưng vong của đất nước, lũy tre làng đã là một biểu hiện lượng trung mật thiết với dân làng trên ba phương diện.

–     Tinh thần tự trị của làng xã.

–     Tinh thần liên đới cua dân làng.

–     Tinh thần tự cường.

–     Tinh thần tự trị của làng xã

Ca cao Việt Nam có câu:

                                  Làng tôi lũy tre xanh,

                         Có ông Lý trưởg tuần đinh đứng đầu.

                             Lệnh quan chỉ đến đình sau.

                          Phép vua cũng chỉ đến đầu làng tôi.

Câu ca dao này đủ nói lên sự tự trị của dân làng. Thực vậy, việc làng trước đây đi dân làng khu xử với nhau, quốc gia không đi thẳng với người dân, và về việc công mà nước chỉ biết tới toàn xã chứ không biết từng người. Những công việc liên quan tới quốc gia, nhà nước trở về làng, cốt sao làng tuân hành lệnh nhà nước, nhà nước không cần biết và cũng không biết những chi tiết giữa sự bàn luận của dân làng.

Những chi tiết giữa dân làng định đoạt với nhau, thí dụ như về thuế khoá, về binh lính, nhà nước sức cho làng phải nộp một số thuế nhất định, hoặc cung ứng một số lính nhất định, làng phải thoả mãn con số đòi hỏi việc phân phối giữa làng, làng phải thỏa mãn con số đòi hỏi, việc phân phối giữa làng, làng lo liệu lấy.

Riêng về hành chính, chế độ tự trị đặc biệt của làng xã là một chế độ đặc biệt được áp dụng tại Việt Nam ngay từ thời tiền cổ, chế độ này luôn luôn được bao tồn kê cả dưới thời pháp thuộc.

Việc điều hành làng xã chỉ nằm trong lũy tre xanh, nghĩa là từ xưa vẫn do những đại biểu của dân chúng cử ra theo những tục lệ cố truyền, và những tục này từng làng có đôi điều dị biệt.

Triều đình không can thiệp tới việc đề cử này: và cho nếu Triều đình có muốn can thiệp dân làng vị tất đã nghe. Chính do sự tự trị này mà có câu Phép vua thua lệ làng.

Nói như vậy. không phải dân làng không theo luật nước, dân làng vẫn căn cứ vào những chiếu lệnh cùa triều đình để thi hành sự tự trị của làng. Chính vua Lê Huyền Tông đã ban hành lệnh tự trị làng xã vào năm Cảnh Trị thứ 7 (1669) với chiếu chi:

“Chức xã trưởng trước hết là phải giữ gìn phong hóa. Phải chuyên tư cho các huyện quan trong xứ thông sức cho dân xã kén chọn trong hàng con em nhà lương gia, các nho sinh, các con cháu quan viên, các chiêu nam, các sinh đò. cùng những giỏi có học thức có tính thanh liêm công bằng, cần cù. siêng năng, bầu lấy một người làm xã quan, để viên chức ấy làm tiêu biểu cho hương xà xét hỏi về thưa kiện, mỗi năm hai kỳ xuân và thu theo những giáo điều của nhà nước mà dạy bảo dân làng, khiến cho dân biết điều lễ nghĩa, khuyến khích làng nhân nhượng”

Dân làng tự trị về mặt hành chính, mỗi làng lại có những tục lộ khoán ước riêng phép vua cũng không thay đổi được, và trong lĩnh vực này, phép vua luôn luôn thua lệ làng.

Phép vua thua lệ làng. Nói đến tinh thần tự trị cua làng xã, chúng ta thấy rằng đây chỉ là moot sự khôn ngoan của người xưa là một sự khôn ngoan của người xưa, trong việc nhất định không chịu lụy phép vua.

Địa phương tính phải được tôn trọng.

Lệ làng có đời sống hình thành vừa siêu hình vừa huyền bí vừa thiêng liêng gắn liền với một số dân chúng của một làng.Về điểm này xét cho cùng chúng ta có thể thấy rằng cơ câu sinh hoạt của con người sơ đẳng hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố đặc thù cua mỗi địa phương. Do đó sinh hoạt mỗi nơi mỗi khác, mỗi nhóm dân chúng có một nề nếp tư tưởng và đạo đức riêng. Lệ làng chính là cương lĩnh riêng của một nhóm người dân tổ chức thành làng, sống trên một địa phương riêng. Đây là những tập tục có tính cách truyền thống mà mỗi thế hệ có bổn phận phải duy trì và giữ gìn.

Đối lại với lệ làng là phép vua. Phép vua đặt căn bản trên một quan điểm chính trị Nho gia, quan điểm này có tính cách lý thuyết, lý thuyết có thể bị thay thế và áp dụng vào mỗi thời tùy ông vua, minh quân hay hôn quân. Dù sự thay đổi này có thể.

Có sự khác biệt giữa hai triều vua, và một số luật lộ bị thay dôi. Luật lệ này có thể trái ngược nhau, và do đó đối với người dân không có tác dụng bằng các tập tục làng xã mà cả một cuộc sổng thiêng liêng và liên tục, cuộc sống này nếu có sự thay đổi, sự thay đổi dần dần và như có ý nghĩa tự nguyện vì hoàn cảnh địa lý hoặc lối sống.

Thế hệ này qua thế hệ khác, người dân làng sinh ra và lớn lên trong một số luật lệ có sẵn, luật lệ này là của báu của làng xã: người ta theo, tin không thắc mắc nghi ngại. So với lệ làng, dân làng trực tiếp tuân theo, phép vua từ triều đình đến qua trung gian các cấp bậc chỉ huy có thể có sự áp dụng sai lạc vì cố ý hoặc hiểu lầm luật lệ.

Sự chi phối của lệ làng không vậy, lệ làng chi phối dân làng trực tiếp. Người dân làng đẫ dự phần vào việc cấu tạo nên các tập tục, tham dự các hội hè đình đám. Tuần theo lệ làng, mọi người cho là một sự hiển nhiên.

Và chăng, sống tại làng xã, cá nhân bị xã hội hóa hoàn toàn. Cá nhân đây là cá nhân trong xã hội, do đó phải mang một số xã hội tính: đó là những tập tục riêng biệt.

Khi cá nhân bị xã hội hóa, mọi sự chống đối nền nếp của làng không còn nữa  và người dân lấy làm sung sướng theo lệ làng với một khuynh hướng tự nguyện.

Cuối cùng lệ làng còn liên hệ đến những điều thần bí, đó là các nghi lễ tế tự. Xét cho kỹ có thế nói rằng người dân Việt Nam có một nhu cầu tín ngưỡng rất mạnh. Sự tin tưởng vào những giá trị siêu nhiên trở nên thành tín và vững mạnh, không lay chuyển nổi. Phép vua đụng chạm tới lẽ tất nhiên bị gạt ra.

Phép vua thua lệ làng, đây là một điều hầu như hiển nhiên trên rất nhiều phương diện và tinh thần tự trị của dân làng càng rõ rệt. Lũy tre xanh là hàng rào ngăn cản mọi sự ngoại nhập tinh thần cùng như vật chất, và do đó tượng trưng cho tinh thần tự trị của làng xã.

Dưới đây, xin đơn cử một vài thí dụ để chửng tỏ lệ làng hơn cả lệnh quan và phép vua.

–      Xã Phủ Hậu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị trước đây khi tiếp quản chỉ tiếp ở nhà Lý trưởng, không tiếp ở đình làng như thường lệ tại các làng xã Việt Nam. Có một viên tri huyện, khi đi kinh lý tới làng đã không chịu sự tiếp đón này, nhất định đòi dân phải tiếp ở đình. Dân làng đã phản đối, nhưng quan không chịu vào nhà Lý Trưởng. Sau cùng dân làng đem dỡ một chiếc chuồng bò dựng lên sát đình mời quan vào. Ọuan phẫn nộ, nhưng sau cùng đành chịu khi hiểu đây là lệ làng.

–      Làng Sình, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên hàng năm có mở hội vào ngày 10 tháng Giêng. Trong kỳ hội có tục đấu vật. Ngày đấu vật dân sắm hai cỗ quan tài đặt hai bên đấu trưởng. Cuộc đấu vật thật là kinh khùng, kết cục cuộc đấu thế nào cũng có người chết, dân làng gọi là chết để cúng Thành Hoàng. Quan trên đã cấm lệ vật tàn nhẫn này nhưng không được, mãi đến thời Pháp thuộc, tục đấu vật sái nhân mới được dân làng dần dần phá lệ bỏ đi.

–      Làng Tích Sơn, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên, hàng năm có mở hội cúng thần vào ngày mòng 3 tháng Giêng. Trong ngày hội có tục quật bò rất thô bạo và độc áụ. Quật bò có nghĩa là quật cho ngã nằm bò xuống.

Dân các xã lân cận đến xem những cuộc vui tổ chức trong ngày hội, nếu ai vô ý đứng ở mé trước đình trông thẳng ra là trai tráng trong làng xông tới quật ngã ngay tại chỗ, người bị quật ngã có đổ máu mũi máu miệng ra cùng mặc. Người bị quật ngã nếu đứng lên lại bị quật ngã nữa. Người đó phải nằm yên tại chỗ cho đến tan buổi lễ, hoặc phải bò sang bên cạnh mới được đứng lên. Vào năm 1939-1940, có một ông chủ hiệu ảnh tại thị xã Vĩnh Yên, tới xem hội, đứng trước dinh chụp ảnh thế là thanh niên trong làng họ nhào tới quật ngã ông chủ hiệu ảnh và đập hỏng cả máy ảnh. Việc đưa tới huyện Tam Dương, rồi đến toà sứ Vĩnh Yên, nhưng trước tục lệ của dân làng, chức trách đành phải chịu.

Là làng đã mất quyền làng. Phép vua thua lệ làng, nhưng quyền vua bao giờ cũng trên hết, do đó những làng vi phạm phép nước, như thông đồng với giặc, triều đình có quyền triệt hạ làng. Trước việc triệt hạ, tượng trưng nhất là phá bỏ lũy tre làng. Làng không có lũy tre.

Tinh thần liên đổi của dân làng

Lũy tre đối với làng cũng như bức tường vây quanh nhà đối với một gia đình. Người trong gia đình đùm bọc lẫn nhau hay dở đóng cửa bảo nhau, thì người trong một làng đối với nhau cũng vậy. Việc trong làng người làng biết với nhau, khuyên bảo lẫn nhau, cùng nhau dàn xếp để người khác không biết tới.

Những người ngoại quốc tới Việt Nam cũng nhận thấy làng Việt Nam luôn luôn tránh sự nhòm ngó của người lạ. Người ta chỉ có thể vào trong làng một cách khó khăn, ngay đến các quan đại diện cho nhà Vua, mặc dầu được đón tiếp kính cẩn theo lễ nghi của tục lệ, nhưng thường cùng chỉ biết có ngôi đình hoặc ngôi chùa nơi họ dược mời tới. Sự tự do của làng xã muốn được hoàn toàn sử dụng cần phải có một bức thành thực sự dựng lên xung quanh làng. Đây là một gia đình đóng cửa bảo nhau những chuyện riêng, không cưỡng chế và cũng không chấp nhận sự hiện diện của một cái tai khách lạ.

Như người trong một nhà đóng cửa bảo nhau, người cùng làng dễ tha thứ cho  nhau. Nếu có ai phạm lỗi, lỗi này không có hại cho quốc gia, dân làng xử với nhau với độ lượng và với lời khuyên răn. Đôi khi gặp trường hợp những người phạm lỗi không chịu hối cải, làng mới có biện pháp, có khi là sự trừng phạt, nhưng phần nhiều là sự trừng phạt về tinh thần, có thể là sự truất quyền tham dự việc làng một thời gian, hoặc có khi dân làng đặt những bài vè nêu lên tính xấu của đương sự khiến đương sự hổ thẹn mà hối cải.

Lũy tre làng che chở cho dân làng, dân làng phải che chở đùm bọc lần nhau. Sự che chở đùm bọc này thể hiện qua những tổ chức hiệp hội trong làng: Hội tư vấn, hội đồng tuế, hàng phe, hàng giáp, hội chư bà v.v…

Một cây tre không thành lũy tre, nhiều cây tre mọc bên nhau, nương tựa lẫn nhau thành một luỹ tre vững mạnh. Một người gặp nghịch cảnh không giải quyết đối phó được, nhiều người họp thành hội có thể đối phó giải quyết dễ dàng như cả lũy tre chống đỡ được gió lớn.

Một người trong hàng giáp có cha già qua đời. Các giáp viên bổ bán đóng góp lấy tiền giúp đỡ tang chủ. Ngoài ra, nếu tang chủ nhờ, hàng giáp sẽ lo liệu việc chôn cất: hàng giáp có cỗ đòn tang, các giáp viên xung chân đô tùy, đào huyệt … Cả về việc tế sự trong ma chay cũng được các cụ trong hàng giáp giúp đỡ.

Với sự giúp đỡ tang chủ nhẹ hẳn phần lo lắng về ma chay trong lúc đang đau đớn.

Mỗi giáp viên đã là một câv tre của lũy tre, và cái tang xảy ra cho giáp viên đương sự là trận gió lớn.

Tinh thần đùm bọc che chở giữa dân làng rõ rệt nhất khi hoạn nạn đến với một ngừơi trong làng trong xóm.

Một người trong xóm bị cháy nhà chẳng hạn. Thế là hàng xóm kéo nhau đến hỏi thăm và giúp đỡ, người dăm ba cây tre, người mấy gánh rơm, người mấy bó lạt … và khi người này cất lại nhà, hàng xóm kéo nhau tới làm giúp kể cả đàn bà.

Tóm lại, sống trong lũy tre dân làng luôn luôn đùm bọc che chở lẫn nhau, nương tựa vào nhau như những cây tre trong một lũy tre.

Tinh thần tự cường

Ngay từ nguồn gốc, lũy tre khi bắt đầu là mộc sách đã bao hàm ý nghĩa tự cường. Các vị quan Lang muốn mạnh, muốn không bị xâm lấn mới rào quanh địa hạt của mình bàng một mộc sách, nhưng dù có mộc sách, người trong làng rào không có tinh thần tự cường mộc sách cùng chỉ là vô dụng, và sự tự trị cũng sẽ không còn nữa đối với sách của quan Lang.

Những làng xã sau này cũng vậy, theo nếp xưa xung quanh làng có luỹ tre xanh, nhưng lũy tre đâu có thể ngăn cản được ngoại nhập, nếu người trong làng nhu nhược không có tinh thần tự cường.

Làng có vững, nước mới bền, làng tuy là đơn vị nhỏ nhất trong quốc gia, nhưng đây lại là đơn vị nòng cốt để kết hợp dàn chúng.

Trong thời loạn, mỗi làng sẽ tự biến thành một pháo đài chống giặc. Lịch sử đã chứng minh điều này. Khi quân Mông Cổ xâm lấn nước ta, toàn dân chống giặc. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ từ năm Bính Tuất (1946), nhiều làng với lũy tre xanh đã trở thành những làng chiến đấu chống giặc.

Dân tộc Việt Nam luôn luôn có tinh thần tự cường, tinh thần này thường được thể hiện trong rất nhiều cổ tục mang nặng tính chiến đấu, hàng năm với những dịp hội hè đình đám mùa xuân hoặc mùa thu thường được biểu diễn lại như nung nấu ý chí quật cường, như nuôi dưỡng tinh thần bất khuất của người Việt.

Đọc lại lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy từ ngày lập quốc, lịch sử đất nước ta một sự tranh đấu liên tục chống lại mọi dân tộc đã đe dọa sự sống còn của chúng ta.

Lũy tre làng trên thực tế ngăn cản mọi sự ngoại nhập, nhưng về mặt tinh thần đây là cái gì nhắc nhở cho dân làng phải biết tự bảo vệ, và đây tượng trưng cho tinh thần tự cường.

Tự cường đối với dân làng không phải là hai danh từ suông, như ngày nay tiếng này được nhắc tới luôn luôn trong khi ý nghĩa của chúng đã mất hẳn để trở nên sáo ngữ. Xưa, không bao giờ người dân quê nhắc tới những tiếng kêu này nhưng trong thâm tâm của họ chẳng bao giờ họ xao nhãng sự bảo vệ làng xóm, tinh thần tự cường luôn luôn tiềm tàng trong trí não họ.

Đó là tổ chức tuần phiên với nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong làng và đã đuổi những quân giặc cướp mỗi khi chúng xâm phạm tới làng.

Nhiều làng bắt con em luyện tập nghề võ, trước là để giữ thân, sau là để giúp làng giúp nước trong khi cần tới: làng Mai Động, tổng Mai Điệp, huyện Hoàn Long, Hà Nội có nghề đánh vật; làng Chung Màu huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh cũng có nghề đánh vật; làng Ô Mã huyện Vũ Tiên tỈnh Thái Bình có nghề đánh trung bình tiên; làng An Thái huyện An Nhơn tỉnh Bình Định có nghề đánh roi; làng Dũng Quyết huyện Quế Dương tỉnh Bắc Ninh có môn đánh thiết lĩnh v.v…

Đấu vật, đấu quyền, đấu roi, đánh thiết lĩnh rất được dân ta cổ võ, vì tinh thần thượng võ. Sau đâv chúng tôi xin kể qua một trong nhiều cổ tục khác trong đó nổi rật chiến đấu tính:

CÔNG DỤNG CHÍNH

Chẳng phải nói ai cũng hiểu lũy tre làng bao bọc chung quanh làng từ đầu làng tới cuối làng, ngoại trừ hai chiếc cổng để dân làng ra vào đương nhiên là một công sự để ngân ngừa quân cướp trong thời bình và bảo vệ làng chống giặc trong thời loạn.

Thường thì lũy tre làng nào cũng giống làng nào, tre mọc san sát. Có những cây tre già chết khô đi nhưng tre già thì măng mọc. Có những làng có những lũy tre thật dày, lũy tre này phòng thủ làng còn có hiệu quả hơn một bức tường thành hoặc một hàng rào dây thép gai, nếu hàng rào này không có ba bốn lóp.

Tóm lại công dụng chính đầu tiên cùa lũy tre là bảo vệ làng chống giặc cướp.

Ngoài ra lũy tre cũng ngăn cản tất cá những con mắt tò mò ở bên ngoài muốn nhìn vào trong làng. Dân làng đóng cửa bảo nhau, không muốn cho người lạ hiểu dân tình trong làng. Đây là công dụng chính thứ hai của lũy tre làng.

Những công dụng khác

Những ai đã sống ở nông thôn hẳn sáng sáng được nghe chim ríu rít trên cành. Những con chim chích choè, những con chim liếu điếu, tiếng hót lanh lảnh thường đậu vắt vẻo trên những cành tre non, cất tiếng hót. Lại những con chim chào mào gọi nhau trong bụi tre như chào đón ánh hình minh và như muốn truyền cái vui sống vào tâm hồn nông dân để họ hăng say bắt đầu công việc của một ngày. Lũy tre xanh rờn điểm màu sặc sỡ của các giống chim thực là một bức tranh với đủ âm thanh màu sắc lại thêm luồng gió mát thôi qua, vài lá tre già rụng xuống trông tuyệt đẹp. Và từ bụi tre phảng phất một hương vị êm dịu buôi sáng, tâm hồn con người như nhẹ lâng lâng.

Những buổi chiều đông giỏ lạnh, đã ai được thấy một bọn bốn năm em chăn trâu cắt cỏ, ngồi ẩn gió lạnh sau bụi tre, thu góp những cành tre khô, những lá tre rụng vào một đống đốt lên đế cùng nhau sưởi ấm, hẳn cũng cảm thấy sự ấm áp.

Lũy tre luôn luôn có những cây tre già, tre già rồi chết khô, dân nghèo trong làng đốn những cây tre những cành tre khô làm củi đun.

Nhiều gia đình nhà ở ngay sát lũy tre làng, những cây tre mọc lan vào đất, chủ gia đình có quyền đốn chặt để dùng vào công việc gia đình.

Cây tre đối với dân quê thật đa dụng. Lớn thì làm nhà, cột nhà, xà nhà, đòn tay, kèo cột, lạt v.v… đều bằng tre, nhỏ thì đan rổ rá, nong nia, đòn gánh, giỏ cua, ống tăm, ống đùa, tăm, đũa cũng bàng tre. Trung trung thì giường, phên, cũi tầm, chạn bát, cót thóc… đều bằng tre. Công dụng của tre nói không sao hết, và lũy tre làng chính là nơi cung cấp một phần tre cho dân làng trong việc chế tạo vật dụng hàng ngày.

Rồi ta phải kể đến măng tre, một món ăn ngon và rẻ tiền.

LUỸ TRE VỚI HÀO NƯỚC QUANH LÀNG

Làng Việt Nam từng được coi như một pháo đài, và nhiều làng đã là những làng chiến đấu khi có giặc ngoài xâm lấn nước nhà. Lũy tre làng trong trường hợp này đã là bức thành cao chống giặc. Có thành cao thì có hào sâu, do đó nhiều làng ở ngoài lũy tre dân làng có đào một chiếc hào nước, hào nước này đi theo lũy tre vòng quanh làng, ngoại trừ hai nơi cồng đầu làng và cuối làng. Cũng có làng, hào nước ăn suốt cả nơi hai cổng, và ở đây dân làng đã xây một chiếc cầu gạch hoặc bấc một chiếc cống đá thì bất dịch. Chiếc hào nước tăng cường sự bảo vệ làng xã, ngăn cản quân giặc cướp không xâm phạm được tới lũy tre, vì muốn xâm phạm tới lũy tre chúng phải vượt qua hào nuớc.

Các cụ thường giải thích về hào nước:

Mỗi làng quê thường thờ một vị Thành Hoàng. Hai chữ Thành Hoàng theo nghĩa đen thì Thành là bức thành, còn Hoàng là cái ao đào chung quanh thành Thành Hoàng là một vị thần linh trông coi một khu vực chung quanh có thành và ngoài thành có hào, ta có từ thành trì, chính là thành và ao vậy. Dân làng nhờ Thành Hoàng, làng được coi như một khu vực chung quanh có thành trì tượng trưng bởi lũy tre và hào nước.

Hào nước sở dĩ được đào lên là vì lũy tre. Tre là một loại cây mọc lan rất mạnh và nhanh, rễ tre lại ăn rất nhiều hoa màu. Để ngăn chặn lũy tre không được ăn lấn rộng quá ra đất làng, nhất là khu vực ruộng làng, một hào nước được tạo nên. Rễ tre gặp nước trong hào không ăn lan ra được nữa, và đất làng không bị lũy tre lấn. và màu mỡ của ruộng cũng không bị rễ tre hút mất.

Qua lũy tre và hào nước, các cụ xưa thường rút ra một bài học để dạy con cháu về sự tiết chế. Tre có nước mới xanh tươi, nhưng nhiều nước qua như nước hào. nứớc lại ngăn tre không sinh sản lan ra được, cái gì thái quá cũng bất cập.

Hào nước còn là nơi dân làng tha hồ tới câu cá, tuy ở đây chỉ có loại cá đen như cá chuối, cá trê, cá rô ….

Cũng có khi có cua ốc lươn trạch. Nhiều làng vài ba năm tát hào một lần lấy cá làm lễ cúng, và chia cho dân làng. Trong những dịp tát hào này, trẻ con nhà nghèo trong làng rủ nhau đi mót cá vụn sau khi cá lớn đã được làng bắt xong.

Lũy tre làng đối với dân làng thật là thắm thiết. Người dân quê yêu quý quê hương, họ không thể thờ ơ với lũy tre. Những ai phải ly hương, tới ngày về quê cứ từ xa xa làng đã rộn ràng, khi trông thấy cây đa đầu làng cao ngất và lũy tre làng xanh mướt mịn màng, lòng dâng lên một cảm giác nồng nàn tha thiết.

Đi lễ chùa cùng bố mẹ (các em nhỏ ấu nhi) hoặc đi với bạn bè (các em tráng nhi) vào các ngày trên đã thật là vui, nhưng cũng không bằng đi lễ đêm giao thừa và xuất hành đi lễ ngày mùng 1 Tết.

Thường thì các em đi lễ giao thừa trên chùa với bố mẹ; mẹ ở nhà chuẩn bị mâm cúng giao thừa, gồm một con gà trống thiến luộc rồi uốn cho ngồi lên trên đĩ miệng ngậm một bông hồng, trong bụng có đủ gan, mề, lòng, tim và đôi chân gà (giò gà) cắt rời ra nhưng cũng để trong đĩa cúng ở hai bên con gà, đôi chân này sau lề cúng giao thừa sẽ dùng để đoán vận mệnh của gia chủ trong năm mới (gọi là xem chân giò), một đĩa bánh chưng bọc lá chuối tươi xanh ra ngoài, buộc lạt đỏ, một đĩa chè kho, một hộp mứt Tết, một đĩa xôi gấc, một mâm ngũ quả (mãng cầu xiêm, quả dừa, đu đủ, xoài, mận) theo câu: cầu xin (xiêm đọc trại), vừa (dừa đọc trại), đủ xài (đu đủ và xoài đọc trại), và quả mận tượng trưng cho sự mặn mà, có khi thêm chùm sung (biểu tượng của sung túc). Ngoài Bắc cúng trái cây có dùng chuối, ở miền Nam kiêng vì đọc chuối thành chúi cúng đầu năm không hên, cũng không cúng cam vì sợ câu “quýt làm cam chịu”, một quả bưởi (bòng) để có nhiều nước cho được tiền của dồi dào, một quả dưa hấu vì dưa đọc trại thành dư là dư dả để bói đầu năm, nếu ruột đỏ thì năm đó sẽ phát tài), cuối cùng là trầu cau, trà, rượu theo câu thành ngữ: Vô tửu bất thành lễ) và vàng mã, đồ thế cúng giao thừa (số đồ thế đàn ông, đàn bà phải đúng với nhân số nam nữ trong nhà). Mẹ cũng bày xôi gấc, chè kho trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, bàn thờ chư thần (thổ công, ông Địa…) những nơi này đã rực rỡ đầy hoa quả, trà rượu, bánh, trầu, cau từ buổi trưa lúc đón ông bà là lúc cúng cỗ mời ông bà về ăn Tết với gia đình. (Từ lúc này, trưa 30 Tet, nhang vòng trên bàn thờ gia tiên luôn cháy cho đến hết Tết. Trước bàn thờ, cả nhà sì sụp lễ… Nén nhang lễ tàn bổ lễ tạ, hạ mâm cỗ rồi cả nhà: ông bà, bố mẹ, con cháu vui vẻ náo nhiệt cùng nhau dùng bữa cỗ đầu tiên vào Tết).

Trở lại lễ giao thừa, các em cùng bố mẹ đi lễ chùa, mang về nhang lộc và các cành lộc, sau này các chùa làm “gói lộc” (bọc trong giấy đỏ) có hoa và một đồng tiền xu tượng trưng để chư sư, chư ni… lì xì chi Phật tử, tránh việc hái lộc trên cây làm hư hại cây kiểng quanh chùa. Không khí tại chùa, lúc đó thật náo nhiệt, vui vẻ hân hoàn và dòng người kéo đến lễ Phật xin lộc thật là đông đảo. Không khí sẽ lạnh với mùi trầm hương ngan ngát, khói hương lan toả, đèn nến lung linh khiển giờ phút giao thừa trở nên thiêng liêng, trang trọng. Mọi người thành kính tụng niệm cũng như cầu khấn những điều tốt lành cho mình, cho gia đình, làng xóm và đất nước thế giới trong năm mới. Đây là những dấu ấn thật đậm nét, những kỷ niệm đầy thiêng liêng vừa đầm ấm và vui vẻ đến với các em. Lúc này đây, ở nhà, mâm cúng giao thừa đã được sắp hoàn chỉnh ngoài sân; mẹ gây một bếp than hồng rực, trên đặt một ấm nước để đúng giao thừa bếp sẽ thật hồng và nước thì sôi sùng sục, dùng để pha ấm trà đón năm mới dâng cúng tổ tiên, một bếp thứ hai cũng hồng lửa thì dùng để các em tranh nhau chiên bánh phồng tôm cho nở phồng ra để dâng cúng giao thừa: đấy là dấu hiệu phát, đạt tốt lành trong năm mới. Một vài phút trước giao thừa, mẹ đã thắp hương, loại hương đặc biệt khắp các bàn thờ để ông nội lễ khấn lúc giao thừa và chờ bố về cúng. Bố có thể về trễ một chút sau giao thừa nếu năm đó Bố muốn tự xông nhà

Tiếng pháo bắt đầu đì đùng nổ khắp nơi trên đường về. Tới nhà, bố ra thắp hương trên bàn thờ giao thừa ngoài sân, loại hương trầm đặc biệt có chạm rồng, phượng và chữ nho, khấn lễ giao thừa, khấn vị Hành Khiển đại vương của năm mới tới, rồi vào lễ các bàn thờ trơng nhà. Bố lễ xong, mẹ và các con lễ theo. Rồi các con cùng ra xem bổ đốt pháo đón mừng năm mới. Xung quanh pháo nổ rền vang… Các con quần áo mới xúng xính trở vào chúc Tết ông bà, bố mẹ và chờ được mừng tuổi…Các em mới náo nức làm sao!

Những cây nhang lớn đốt cúng giao thừa đã tàn, những ánh lửa hóa vàng bập bùng trong đêm tối hòa với mùi khói pháo làm ấm không khí nơi nơi và làm lòng người thêm rộn rã. Các em lớn cũng tích cực, thích thú tham gia vào việc hóa vàng.

Mâm cúng giao thừa được chia cho cả nhà, mọi người vừa ăn thịt gà, vừa nói cười vui vẻ, bao giờ ông bà cũng được dành những miếng đầu tiên ngon nhất, rồi mới tới bố mẹ, sau là các con. Cả nhà cùng nhau ăn bánh, mứt. uống trà, ăn xôi gấc, chè kho, bánh phồng tôm, cấn hạt dưa lấy hên. Ông bà, bố mẹ nhâm nhi chút rượu, rồi lấy đôi chân gà ra đoán vận mệnh trong tân niên.

Thật là một không khí vừa đầm ấm, vừa vui vẻ khôn tả. Quả dưa hấu được dành để mồng một bói vận hên. Sau đó, ông và bổ đốt trầm hương viết bài thơ khai bút trên giấy hoa tiên rồi ngâm cho cả nhà nghe… Còn mọi người khác cũng thi nhau lấy giấy bút ghi một câu hay đẹp chọn trước để khai bút lấy hên; sau đó cả nhà tiếp tục ăn bánh mứt, xôi gấc, cắn hạt dưa… rút bất hoặc chơi tam cúc hay cờ cá ngựa khai xuân. Khuya thật khuya cả nhà mới đi ngủ, nhưng đèn nhà ngoài vẫn để sáng trưng mừng mùa xuân mới! Sau này khi đã có máy hát, đài truyền thanh, truyền hình thì lúc thưởng thức mâm cúng giao thừa là lúc cả nhà cùng nghe nhạc xuân, cùng xem truyền hình để bói tuồng năm mới, nghe lời chúc Tết của nguyên thu quốc gia … và khi không còn được đốt pháo, vào lúc giao thừa mọi người cùng đi lễ chùa, rồi đi xem đốt pháo bông rực rỡ trên ti vi cùng các em nhỏ đợi khi mọi người đi chùa về cả nhà cùng quây quần thưởng thức mâm lề cúng giao thừa…

Mùng 1 mẹ dậy sớm làm cỗ cùng ông bà, các con ríu rít phụ bếp, dọn cỗ cúng rồi chờ khách xông nhà. Hôm trước tới chùa đã được xem yết trước trai đườg ngày, giờ và hướng xuất hành có tài thần, hỷ thần, phúc thần. Các con lại theo ông bà hoặc bố mẹ xuất hình đi lễ chùa hái lộc, lấy giờ tốt, hướng tốt rồi mới về nha. người nào vía tốt lại được mời đến xông nhà cho bà con, bạn bè. Khi đến nơi. người xông nhà đốt một bánh pháo mừng gia chủ, lại được chủ nhà đáp lỗ. tiếp đón bằng một phong pháo toàn màu hồng nổ ròn tan thơm phức trong gió xuân.

Suốt ngày mùng 1 nhà nào cũng vậy, thay phiên nhau một nửa ở nhà đón lễ Tết đón những lời chúc tốt lành, một nửa đi lễ chùa và lễ Tết thân tộc, bạn bè. Các em nhỏ dù ở nhà hay theo đi lễ Tết đều là những người sung sướng nhất vÌ trong nhà ba ngày Tết túi các em sẽ đầy tiền mừng tuổi tha hô mua pháo chuột để chơi, mua quà và đánh bài cò con…

Trên đường đi lễ Tết xác pháo bông tươi trải đầy mặt đất mùi pháo hăng hăng nồng ấm, tiếng pháo đì đùng rộn rã nơi nơi, điểm vào đó tiếng chim hót ríu rít trên không, với lộc non xanh tươi hoặc nâu hồng khắp cây cành khiến lòng người trở nên thơ thới, hớn hở yêu đời và vững tin vào sự may mắn, tươi sáng, tốt đẹp cuả ngày mai.

(Theo Toan Ảnh, Nếp cũ, 2010)

Nguồn: Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc lớp 6, 7, 8, 9 – Thầy Nguyễn Phước Lợi

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *