Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập truyện Truyện Tây Bắc được Tô Hoài sáng tác trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952. Mị là một trong những hình tượng nhân vật thành công tiêu biểu trong văn xuôi của Tô Hoài.

Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ 

BÀI LÀM

  1. Giới thiệu chung tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và nhân vật Mị:

   –  Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập truyện Truyện Tây Bắc được Tô Hoài sáng tác trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952.

   – Mị là một trong những hình tượng nhân vật thành công tiêu biểu trong văn xuôi của Tô Hoài thời kì 1945 – 1975 viết về đề tài miền núi.

  2. Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị:

  –  Nhân vật Mị là hiện thân của số phận đau thương nhưng vẫn tiềm tàng sức sống và đã thức tỉnh.

  – Không chấp nhận làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí, Mị có ý định tự tử, cô muốn dùng cái chết để phản đối số phận tủi nhục của mình.

  – Vì thương cha, vì không chịu nhục không trả được món nợ truyền kiếp, Mị đã phải sống câm lặng trơ gan như tảng đá trước cửa cạnh chuồng ngựa nhà thống lí, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Mị thấy cuộc đời mình còn thua con trâu, con ngựa vì “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Mị lại ở trong một cái buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Nhưng không vì thế mà sức sống trong con người Mị bị thui chột, mà vẫn tiềm ẩn đâu đó, chỉ chực chờ có cơ hội là bùng lên và bùng lên mãnh liệt.

  – Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy, Mị khêu đèn lên cho sáng căn buồng của mình, cô lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát. Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Dù bị A sử trói chân tay không cựa quậy được, Mị vẫn lắng tai nghe tiếng sáo và thả hồn theo những cuộc chơi.

  – Cảm thấy số phận A Phủ gần kề cái chết, Mị đã cắt dây cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động giải phóng này là tất yếu của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị vượt qua chế độ phong kiến tàn bạo, lạc hậu đang chà đạp đời sống vật chất và tinh thần người nông dân miền núi.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *