Bài 6: Tiêu hoá thức ăn

Giải Tự nhiên và Xã hội 2 SGK bài 6 trang 14, 15 Tiêu hoá thức ăn với bài soạn ngắn gọn nhất

Hoạt động 1

Nói về sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày?


Trả lời:

– Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày.

– Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.

Hoạt động 2

Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?

Trả lời:

– Ăn chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn.

– Ăn chậm, nhai kĩ giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Thức ăn chóng được tiêu hóa và nhanh chóng biến thành các chất bổ nuôi cơ thể.

Hoạt động 3

Nói về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già?


Trả lời:

Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài.

Hoạt động 4

Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?

Trả lời:

Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày làm việc, tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chạy nhảy, nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Lâu ngày sẽ bị mắc các bệnh về dạ dày.

Lí thuyết

– Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.

– Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài.

– Ăn chậm, nhai kĩ, không nên nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no; đi đại tiện hằng ngày để tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *