Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 tổng hợp lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 9, để các em ôn tập thật tốt kiến thức, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9

Lý thuyết

Câu 1: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của metan (CH4), etilen (C2H4), axetilen (C2H2) và ben zen (C6H6)

 

CH4

C2H4

C2H2

Đặc điểm cấu tạo

Có 4 liên kết đơn

Có 1 liên kết đôi, trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học

Có 1 liên kết ba, trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học

Phản ứng đặc trưng

Phản ứng thế với clo

Phản ứng cộng với dd brom

Phản ứng cộng với dd brom

Phương trình

CH4 + Cl2   ® CH3Cl + HCl

C2H4  +  Br2 ®  C2H4Br2

C2H2  +  2Br2 ® C2H4Br4

Câu 2: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của rượu etylic (C2H5OH)

Công thức cấu tạo: C2H5OH  trong công thức rượu có nhóm -OH làm cho rượu có tính chất đặc trưng.

– Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)

C2H6O  + 3O2   2CO2 + 3H2O

– Tác dụng với Na

C2H5OH+ Na → C2H5ONa + 1/2H2

– Tác dụng với axit axetic.

Câu 3: Viết cấu tạo và nêu tính chất hóa học của axit axetic (CH3COOH)

Công thức cấu tạo: CH3COOH trong công thức axit axetic có nhóm -COOH. Nhóm này làm cho phân tử có tính axit

– Làm quì tím hóa đỏ.

– Tác dụng với kim loại trước hiđro

2CH3COOH  + Zn   (CH3COO)2Zn+ H2

– Tác dụng với oxit bazơ

2CH3COOH  + CuO   (CH3COO)2Cu + H2O

– Tác dụng với bazơ

CH3COOH  + NaOH   CH3COONa+ H2O

– Tác dụng với muối (phản ứng trao đổi)

2CH3COOH + Na2CO3   2CH3COONa + H2O + CO2

– Tác dụng với rượu etyliC.

 CH3COOH + C2H5OH    CH3COOC2H5 + H2O

Câu 4: Viết phản ứng thủy phân chất béo?

Trong môi trường axit

(RCOO)3C3H5  + 3H2O   3RCOOH + C3H5(OH)3

Trong môi trường kiềm

(RCOO)3C3H5  + 3NaOH   3RCOONa + C3H5(OH)3

Câu 5: Nêu tính chất hóa học của glucozơ.

– Phản ứng oxi hóa (tráng gương)

C6H12O6 + Ag2O   C6H12O7 + 2Ag

– Phản ứng lên men rượu

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Bài tập

Bài 1: Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hidro và oxi lần lượt bằng 81,08%, 8,1% và còn lại là oxi. Tìm CTPT của X biết MX = 148g/mol

Bài 2: Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hidro lần lượt là: 88,235%, 11,765%, biết tỉ khối của X so với không khí gần bằng 4,69. Tìm CTPT của X

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C,H,O) thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của 0,3 g chất A bằng thể tích của 0,16 g khí O2 (ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). Xác định CTPT của A

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g chất hữu cơ A, được 4,4 g CO2 và 1,8 g H2O

a)  Xác định CTĐGN của chất A

b) Xác định CTPT chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 g chất hữu cơ A được 2,65 g Na2CO3, 1,35 g H2O và 1,68 lít CO2 (đktc). Xác định CTĐGN của chất A

Bài 6: Tìm CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:

a. Đốt cháy 0,6g chất hữu cơ A thì thu được 0,88g CO2 và 0,36g H2O và

b. Đốt cháy 7g chất hữu cơ B thì thu được 11,2 lít CO2 (đkc) và 9g H2O. Khối lượng riêng của B ở đkc là 1,25g/l

c. Đốt cháy hoàn toàn 10g chất hữu cơ C thu được 33,85g CO2 và 6,94g H2O. Tỷ khối hơi của C so với không khí là 2,69. ĐS: C2H4O2; C2H4; C6H6

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m(g) một Hydrocacbon A thì thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 3,6g H2O.

a. Tính m và % khối lượng các nguyên tố trong A?

b. Xác định CTN; CTPT của A biết

ĐS: 1,6g; 75%; 25%; CH4

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O người ta thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O. Khối lượng phân tử chất đó là 180đvC. Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ nói trên? ĐS: C6H12O6

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,2g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đđ thì khối lượng bình tăng 1,8g và qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 15g kết tủa. Xác định CTPT của A biết ĐS: C3H4O4

Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn một lượng Hydrocacbon A rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 0,36g và bình hai có 2g kết tủa trắng.

a. Tính % khối lượng các nguyên tố trong A?

b. Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 0,965?

c. Nếu ta thay đổi thứ tự hai bình trên thì độ tăng khối lượng mỗi bình ra sao sau thí nghiệm?

ĐS: 85,71%; 14,29%; C2H4; tăng 1,24g và không đổi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *