Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu bổ ích để ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới.

Tailieuhay.net xin gửi đến các bạn đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8. Tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố lại kiến thức môn Sinh học đã được học trong học kì 2 và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 sắp tới. Dưới đây, là nội dung chi tiết đề cương, mời các em cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học lớp 8

Câu 1: Nơrôn là gì? Cấu tạo nơrôn? Chức năng của nơrôn?

Norôn là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

* Cấu tạo nơrôn: gồm có:

  • Thân hình sao, chức nhân
  • Sợi nhánh từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh
  • Sợi trục là một tua dài, bên ngoài có bao miêlin, tận cùng sợi trục là các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơrôn này với nơron khác hoặc với các cơ quan.

* Chức năng của nơron: có 2 chức năng là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 2: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não?

  Các bộ phận

 

Đặc điểm

Trụ não

Não trung gian

Tiểu não

Cấu tạo

– Gồm hành não, cầu não và não trung gian

– Chất trắng bao ngoài, chất xám là các nhân xám

– Gồm đồi thị và dưới đồi thị.

– Đồi thị và các nhân xám, nằm dưới đồi là chất xám

– Gồm: vỏ chất xám nằm ngoài.

– Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác cũa hệ thần kinh

Chức năng

– Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp

– Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

– Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể

Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong đại não?

* Cấu tạo ngoài của đại não:

  • Đại não là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành võ não, bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não.
  • Rãnh trên bán cầu chia đại não ra làm 2 nửa.
  • Rãnh sâu chia bán cầu não là 4 thùy (thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, và thùy thái dương)

* Cấu tạo trong của đại não

  • Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ não dày 2 – 3mm, gồm có 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp, trung tâm của các phản xạ không điều kiện
  • Chất trắng ở trong, nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
  • Trong chất trắng còn có các nhân nền

Câu 4: Cơ quan phân tích thị giác gồm những phần nào? Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới?

* Cơ quan phân tích thị giác: gồm có: các tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm

* Cấu tạo của cầu mắt: gồm có 3 lớp: màng cứng, màng mạch, màng lưới

  • Màng cứng: Ở ngoài, bảo vệ cầu mắt, phía trước trong suốt là màng giác để ánh sáng đi qua.
  • Màng mạch: Ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen.
  • Màng lưới: Ở trong cùng, chứa các tế bào thụ cảm thị giác hình que và hình nón.
  • Môi trường trong suốt gồm có: thủy dịch, thể thủy dịch và dịch thủy tinh

* Cấu tạo màng lưới: gồm có: các tế bào nón, tế bào que, điểm vàng, điểm mù

  • Tế bào nón: tiếp nhận ánh sáng mạch và màu sắc.
  • Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu
  • Điểm vàng: nơi tập trung các tế bào nón
  • Điểm mù: là nơi tập trung các tế que (không có tế bào thụ cảm củaa thị giác)

Các tế bào có 2 cực tiếp nhận kích thích ánh sáng và màu sắc

Cậu 5: Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

* Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

  • Nguyên nhân: có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh quá phồng, do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách, báo…. làm cho thể thủy dịch luôn luôn phồng, lâu ngày mất khả năng đàn hồi.
  • Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính lõm.

* Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.

  • Nguyên nhân: có thể do tật bẩm sinh do cầu mắt ngắn, hay do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi nên không phồng được.
  • Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính lồi.

Câu 6: Nêu ý nghĩa tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người?

  • Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu 2.
  • Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, thuộc hệ thống tín hiệu 2, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
  • Tiếng nói và chữ viết giúp cho con người hiểu nhau và gần nhau hơn, từ đó tạo được lòng yêu thương nhân loại và yêu thương con người.

Câu 7: Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được?

Sóng âm truyền vào tai trong làm rung lớp màng nhĩ chuỗi xương tai Tai trong rung động ngoại dịch, nội dịch tác động đền tế bào phụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở làm các tế bào hưng phấn chuyển thành xung thần kinh đến dây thần kinh thính giác vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Câu 8: Phản xạ có điều kiện là gì? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người?

* Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện

* Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện:

  • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
  • Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây.
  • Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần

* Ý nghĩa: Việc hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người là đảm bảo được sự kích thích với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người

Câu 9: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt?

  • Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, bản thân của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
  • Biện pháp để có giấc ngủ sâu: Ngủ đúng giờ, cơ thể sảng khoái làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh.

Câu 10: So sánh tuyến nội tiết và tyuến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha?

  • Giống nhau: Cùng là các tuyến có các tế bào tuyến (tế bào tiết), có khả năng tiết ra các chất tiết của cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
  • Khác nhau:

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiếp

– Không có ống dẫn.

– Chất tiết ra được thẳng vào nơi để tới cơ quan đích

– Có ống dẫn

– Đưa các chất tiết tứ tuyến ra ngoài

Tuyến tụy là một tuyến pha vì nó có cả 2 hoạt động ngoại tiết và nội tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *