Đề kiểm tra tiếng Việt lớp 4 cuối kì 1 – Đề 6

ĐỀ 6

1.a) Gạch chéo (/) để ngăn cách các từ (từ đơn, từ phức) trong đoạn thơ sau (M : Việt Nam /…):

Việt Nam / đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Cánh cò bay lả dập dờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

(Nguyễn Đình Thi)

b) Xếp các từ phức đã xác định ở trên vào hai nhóm dưới đây”

Từ ghép:………………………………………………………………….

– Từ láy :……………………………………………………………………………….. ….

2.Gạch dưới và chép lại 7 tính từ trong đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ :

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói đơn chăn gối

Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.

(1)…………….

(2)…………….

(3)…………….

(4)…………….

(5)…………….

(6)…………….

(7)…………….

3.Dùng các động từ thích, đọc, viết để đặt 3 câu (mỗi câu có một động từ đã cho) theo mẫu đã học (Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào?), sau đó gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ? ở từng câu.

a) Câu theo mẫu Ai là gì ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Câu theo mẫu Ai làm gì ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c) Câu theo mẫu Ai thế nào ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4.Đoạn trích dưới đây trong câu chuyện Bài văn bị điểm không của nhà văn Nguyễn Quang Sáng có 4 câu văn gạch dưới còn chép thiếu dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Em hãy chép lại 4 câu văn đó sau khi đặt dấu ngoặc kép (hoặc dấu hai chấm và dấu ngoặc kép) cho đúng chỗ :

– Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba ?

Tôi ngạc nhiên :

– Đề số bài khó lắm sao ?

– Không. Cô chỉ yêu cầu Tả bố em đang đọc báo. Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm.

Tôi thở dài:

– Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?

– Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi Sao trò không chịu làm bài ? Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo Thưa cô, con không có ba. Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi Sao mày không tả ba của đứa khác ? Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má.

Chép lại 4 câu :

(1)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(2)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

(3)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(4)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

5.Đọc đoạn văn sau trong bài Cánh diều tuổi thơ của nhà văn Tạ Duy Anh:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh nào ? Vì sao tác giả nghĩ rằng ‘Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6*.  Hãy tả lại một đồ vật trong nhà (bàn học, lịch treo tường, giá sách nhỏ, tủ đựng quần áo, tủ đồ chơi,…) được em yêu quý và gắn bó thân thiết trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *